Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ngoại trưởng Trung, Nhật cùng đến Mỹ trước cuộc gặp Trump - Kim

Những người đứng đầu Bộ Ngoại giao Trung Quốc và Nhật Bản đều sẽ đến Washington vào ngày 23/5, giữa lúc hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều có nguy cơ đổ vỡ.

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đến Mỹ trong lúc nguy cơ chiến tranh thương mại giữa hai nước tạm được xoa dịu, nhưng căng thẳng mới lại xuất hiện liên quan đến Triều Tiên cũng như các động thái của Bắc Kinh trên Biển Đông.

"Trung Quốc và Mỹ sẽ trao đổi quan điểm về quan hệ song phương và những vấn đề cả hai cùng quan tâm", AFP dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng thông báo về chuyến thăm hôm 22/5.

Ông Vương dừng chân tại Mỹ trên đường về nước sau khi tham dự hội nghị ngoại trưởng G20 tại Argentina, nơi ông được cho đã thảo luận với một số đồng cấp về vấn đề Biển Đông.

ngoai truong trung quoc den my anh 1
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị. Ảnh: Yonhap.

Căng thẳng gia tăng sau khi Trung Quốc điều máy bay ném bom hạt nhân đến các đảo tranh chấp trên vùng biển hồi cuối tuần trước. Lầu Năm Góc lên án Bắc Kinh "tiếp tục quân sự hóa các thực thể tranh chấp" tại khu vực.

Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thúc giục Trung Quốc duy trì kiểm soát chặt chẽ biên giới với Triều Tiên cho đến khi ông đạt được thỏa thuận về phi hạt nhân hóa với nhà lãnh đạo Kim Jong Un.

Thượng đỉnh Mỹ - Triều dự kiến diễn ra tại Singapore vào ngày 12/6. Tuy nhiên, sự kiện lịch sử đang đứng trước nguy cơ đổ bể khi cả Washington và Bình Nhưỡng đều đang cho thấy sự hoài nghi và lưỡng lự.

Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono cũng sẽ đến Washington cùng lúc với ông Vương sau khi hay tin rằng Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo không tham dự hội nghị G20 tại Argentina, theo Kyodo. Kế hoạch ban đầu của ông Kono là gặp người đồng cấp Mỹ bên lề hội nghị để thảo luận về vấn đề Triều Tiên.

ngoai truong trung quoc den my anh 2
Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono. Ảnh: Bloomberg.

Ông Kono sẽ phải xử lý vấn đề công dân Nhật bị Triều Tiên bắt cóc hồi những năm 1970 và 1980, song thông điệp chính là nhắc Mỹ không thỏa hiệp với giải pháp phi hạt nhân hóa "từng bước và đồng bộ" của Bình Nhưỡng.

Cả hai chuyến ghé thăm đều diễn ra sau cuộc gặp giữa Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In và Tổng thống Trump tại Nhà Trắng.

90s: Đối thoại hòa giải hay 'cái bẫy' của Triều Tiên Lãnh đạo Triều Tiên đề nghị gặp gỡ Tổng thống Mỹ Donald Trump để đàm phán về giải trừ vũ khí hạt nhân, một bước đi bất ngờ làm dấy lên nghi vấn về động cơ thực sự của Triều Tiên.

Trump nhượng bộ trước TQ: Vì Triều Tiên hay vì bất động sản?

Chỉ trong vòng 10 ngày, Mỹ 2 lần liên tiếp nhượng bộ một công ty của Trung Quốc và "tạm hoãn" cuộc chiến thương mại với Bắc Kinh sau nhiều tháng mạnh miệng chỉ trích.

Trump yêu cầu TQ siết chặt biên giới với Triều Tiên

Tổng thống Mỹ nhấn mạnh ông hướng đến việc mở cửa biên giới và tăng cường giao thương quốc tế với Bình Nhưỡng, tuy nhiên chỉ sau khi nước này đồng ý ký kết thỏa thuận phi hạt nhân.

Đông Phong

Bạn có thể quan tâm