Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mỹ gia tăng phòng thủ tên lửa châu Á trước cuộc gặp Trump-Kim

Việc điều khu trục hạm Milius đến Nhật là lời nhắc nhở rằng Mỹ có thể gây sức ép quân sự với Triều Tiên trong lúc tìm cách buộc Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình vũ khí.

USS Milius, một trong những tàu khu trục có tên lửa dẫn đường tối tân nhất của Hải quân Mỹ, đã đến Nhật Bản hôm 22/5, nhằm củng cố hệ thống phòng thủ trước các cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo của Triều Tiên hay bất cứ nước nào khác ở Đông Á, theo Reuters.

Khu trục hạm cập cảng tại căn cứ hải quân Yokosuka 3 tuần trước cuộc gặp dự kiến diễn ra tại Singapore giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.

tau khu truc my den nhat anh 1
Tàu khu trục Milius tại cảng Yokosuka ngày 22/5. Ảnh: Reuters.

Màn biểu dương lực lượng này là lời nhắc nhở rằng Mỹ có thể gây sức ép quân sự với Triều Tiên trong lúc tìm cách buộc Bình Nhưỡng phải từ bỏ vũ khí hạt nhân và chương trình tên lửa đạn đạo.

Việc điều tàu Milius đến Nhật bị trì hoãn gần một năm để tàu nâng cấp hệ thống phòng không Aegis nhằm tăng cường khả năng phát hiện và đánh chặn tên lửa.

Được trang bị tên lửa được thiết kế để bắn hạ đầu đạn đang bay, tàu Milius sẽ là một phần của lực lượng khu trục hạm nằm ở tuyến phòng thủ đầu tiên của Mỹ trước bất kỳ tên lửa đạn đạo tầm xa nào được Triều Tiên phóng đi.

Lực lượng này, được triển khai theo hiệp ước an ninh giữa Nhật và Mỹ, cũng sẽ bảo vệ Nhật trước các cuộc tấn công.

tau khu truc my den nhat anh 2
Thuyền trưởng Jennifer Pontius phát biểu. Ảnh: Reuters.

"Những gì Milius có hiện nay là sự nâng cấp mới nhất và lớn nhất cho hệ thống chiến đấu", chỉ huy, thuyền trưởng Jennifer Pontius phát biểu sau khi tàu neo tại Yokosuka.

"Nó mang đến năng lực gia tăng trong nhiều sứ mệnh khác nhau như đánh chặn tên lửa đạn đạo, chiến tranh điện tử, chiến tranh dưới biển và chiến tranh trên không".

Lễ đón tàu Milius tại Yokosuka, đại bản doanh của Hạm đội 7 Hải quân Mỹ, diễn ra giữa lúc cuộc gặp giữa ông Trump và ông Kim Jong Un có nguy cơ đổ vỡ.

Cuối tuần trước, Triều Tiên nói nước này đang xem xét lại cuộc gặp sau khi hủy cuộc họp với phía Hàn Quốc nhằm phản đối cuộc tập trận trên không Max Thunder của quân đội Mỹ, Hàn.

tau khu truc my den nhat anh 3
Binh sĩ trên tàu Milius. Ảnh: Reuters.

Bình Nhưỡng nói sẽ từ bỏ hòa đàm nếu Mỹ vẫn khăng khăng buộc họ phải đơn phương từ bỏ vũ khí hạt nhân, điều mà Triều Tiên nói là cần thiết để tự vệ trước chính sách thù địch của Mỹ.

Tàu Milius gia nhập lực lượng với 2 tàu khác thuộc Hạm đội 7 với sự nâng cấp tương tự để củng cố năng lực của hạm đội này sau hai vụ va chạm với tàu hàng tại khu vực hồi năm ngoái. Với Milius, hiện Hải quân Mỹ có 13 tàu tại Yokosuka, bao gồm tàu sân bay Ronald Reagan.

100 máy bay Mỹ - Hàn ồ ạt tập trận trước hội đàm với Triều Tiên Mỹ và Hàn Quốc đang tổ chức cuộc tập trận không quân bắn đạn thật quy mô lớn với hơn 100 máy bay chiến đấu, trong đó có tiêm kích tối tân F-22 và pháo đài bay B-52.

Hòa đàm Mỹ - Triều là gánh nặng trên vai tổng thống Hàn Quốc

Cuộc gặp lịch sử đang đứng trước nguy cơ đổ vỡ khi cả Washington lẫn Bình Nhưỡng đều cho thấy sự hoài nghi, khiến trọng trách lúc này dồn lên vai "người điều đình" Moon Jae In.

Trump do dự gặp Kim Jong Un vì sợ thất bại muối mặt?

Ông Trump đang phân vân về cuộc gặp với nhà lãnh đạo Triều Tiên vì sợ đàm phán sẽ không đạt được kết quả như kỳ vọng và ông phải lãnh trọn thất bại ê chề.

Đông Phong

Bạn có thể quan tâm