Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ngoại trưởng Anh sắp mặt đối mặt ngoại trưởng Pháp giữa căng thẳng

Giữa lúc Pháp cáo buộc Mỹ và Australia “dối trá và hai mặt”, bà Liz Truss sẽ phải đối mặt với sự cố ngoại giao căng thẳng ngay trong chuyến công du nước ngoài chính thức đầu tiên.

Tân Ngoại trưởng Vương quốc Anh, bà Liz Truss, sắp gặp một cuộc đối đầu ngoại giao căng thẳng với Pháp ngay trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của bà, Guardian đưa tin.

Bà Truss sẽ đến Mỹ vào ngày 19/9, trong đó bà nhấn mạnh tầm nhìn toàn cầu của Thủ tướng Anh Boris Johnson tới các nhà lãnh đạo quốc tế.

Vào ngày 21/9, bà tham gia một cuộc họp gồm năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc - Anh, Mỹ, Pháp, Trung Quốc và Nga. Do đó, bà Truss sẽ đối mặt với người đồng cấp Pháp, Jean-Yves Le Drian, người đã đã mô tả thỏa thuận mới giữa Anh, Mỹ và Australia là “một cú đâm sau lưng” với người Pháp.

Sự tức giận của Paris dâng cao khi hợp đồng đóng tàu ngầm trị giá khoảng 65 tỷ USD mà Pháp ký với Australia từ năm 2016 chấm dứt, sau khi Mỹ, Anh và Australia công bố liên minh quân sự mới có tên Aukus.

Thỏa thuận mới sẽ chứng kiến ​​việc Canberra mua các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân do Mỹ và Anh chế tạo, thay vì từ Pháp.

lien minh aukus anh 1

Lớp Astute của Anh là một trong những tàu ngầm tấn công hạt nhân hàng đầu thế giới hiện nay. Ảnh: Royal Navy.

Tờ La Tribune mô tả hiệp ước Aukus là “một cái tát mạnh vào mặt” đối với tất cả những ai ở Pháp “tin rằng ông Joe Biden sẽ khác với ông Donald Trump trong chính sách đối ngoại”.

Ngoài ra, người Pháp tức giận khi nước này không được bất kỳ quốc gia nào liên quan thông báo thỏa thuận tàu ngầm đã bị hủy bỏ và một hiệp ước mới sắp ra đời.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron biết về thỏa thuận này trong một bức thư do Thủ tướng Australia, Scott Morrison, gửi tới Điện Élysée, ngay trước khi ông Morrison tổ chức họp báo về liên minh Aukus.

Trong khi Điện Élysée không đưa ra bình luận công khai nào, quyết định triệu hồi đại sứ từ Washington và Canberra về nước thể hiện quan hệ ngoại giao giữa các nước xuống mức thấp nhất trong lịch sử.

Một quan chức ở Washington cho biết “Pháp sẽ không rút khỏi các sự kiện P5 hoặc G7”.

Tuy nhiên, Peter Ricketts, cựu Thư ký thường trực Bộ Ngoại giao và là cựu Đại sứ Vương quốc Anh tại Pháp, cho biết vụ việc sẽ để lại hậu quả lớn bởi đây “đây không chỉ là tranh cãi ngoại giao về thỏa thuận vũ khí hay triệu hồi các đại sứ”.

“Pháp coi đây là sự phản bội của Anh và Mỹ khi làm điều bí mật với Australia trong sáu tháng qua. Các nhà ngoại giao Pháp nói rằng Mỹ đã nói dối và sẽ công bố tài liệu chứng minh. Pháp tự hỏi 'làm đồng minh của NATO có ích gì nếu đây là cách Mỹ hành xử?'", ông cho biết.

Cựu đại sứ dự đoán Pháp hiện tìm kiếm các đồng minh lân cận để củng cố an ninh châu Âu và sẽ "đóng sập cửa với NATO".

Anh phát triển tàu ngầm hạt nhân mới ngay sau thỏa thuận AUKUS

Sau khi thỏa thuận an ninh AUKUS được ký kết, Anh đã xúc tiến chương trình phát triển tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới để thay thế cho tàu ngầm lớp Astute.

Vì sao Trung Quốc xin gia nhập CPTPP giữa lúc Mỹ lập liên minh AUKUS?

Ít lâu sau khi Mỹ, Anh và Australia tuyên bố liên minh quốc phòng ba bên, Trung Quốc đệ đơn xin gia nhập CPTPP, hiệp định Mỹ từng rút lui dưới thời ông Donald Trump.

Phương Linh

Bạn có thể quan tâm