Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ngoại giao bóng bàn trong tiến trình 'phá băng' quan hệ Mỹ - Trung

Chuyến thăm Trung Quốc năm 1971 của đội tuyển bóng bàn quốc gia Mỹ tạo ra bước ngoặt lịch sử trong bình thường hóa quan hệ Mỹ - Trung.

ngoai giao bong ban va quan he My - Trung anh 1
Mùa xuân năm 1971, Hoarfrost khi đó 15 tuổi đã quen với cái tên thời thiếu nữ là Judy Bochenski. Bochenski là một trong những người chơi "trò chơi địa chính trị" đáng kinh ngạc nhất trong lịch sử thế giới là "ngoại giao bóng bàn". Sự kiện kéo dài một tuần đã thay đổi đường hướng mối quan hệ Mỹ - Trung lúc bấy giờ, góp phần vào chấm dứt Chiến tranh Lạnh. Trong ảnh là Judy Bochenski đấu bóng bàn với thành viên của đội tuyển Trung Quốc tại Cobo Hall, Detroit, bang Michigan, Mỹ năm 1972. Ảnh: courtesy of Judy Hoarfrost.
ngoai giao bong ban va quan he My - Trung anh 2
Đội tuyển quốc gia Mỹ, trong đó Hoarfrost là thành viên trẻ nhất, đã ở Nagoya, Nhật Bản, để tham dự Giải vô địch bóng bàn thế giới năm 1971. Ngày 10/4/1971, họ đến thăm Trung Quốc một tuần theo lời mời của Bắc Kinh. Các vận động viên tự bỏ tiền mua vé máy bay, riêng Judy Bochenski được cha, ông Lou Bochenski, cho vay 900 USD để sang Trung Quốc. Trên thực tế, chuyến thăm đã khiến cả thế giới và người Mỹ phải sửng sốt vì trong suốt hơn hai thập kỷ không có phái đoàn chính thức nào của Mỹ đặt chân đến Trung Quốc. "Cuộc gặp bóng bàn" đã có những tác động lên nền chính trị toàn cầu, đặc biệt là cán cân quyền lực giữa Mỹ, Trung Quốc và Liên Xô. Trong ảnh là Judy Bochenski (nay là Hoarfrost) tại Paddle Palace ở Portland, bang Oregon, Mỹ. Ảnh: Kennett Mohrman.
ngoai giao bong ban va quan he My - Trung anh 3
Người đàn ông đã đưa bộ môn bóng bàn ra toàn thế giới là Ivor Montagu, một quý tộc và người cộng sản Anh. Năm 1926, ông là chủ tịch và người sáng lập của Liên đoàn Bóng bàn Quốc tế. Đầu năm 1950, khi nước Trung Quốc mới chỉ vài tháng tuổi, Montagu đã viết thư cho Nguyên soái Chu Đức với mục đích lâu dài là đưa Trung Quốc vào cộng đồng bóng bàn toàn cầu. Trong ảnh là ông Mao Trạch Đông chơi bóng bàn ở Diên An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc năm 1945. Ảnh: Alamy.
ngoai giao bong ban va quan he My - Trung anh 4
Ông Montagu đã thành công ngoài mong đợi vì Mao Trạch Đông tin rằng bóng bàn là lý tưởng phù hợp với giai cấp vô sản cần cù. Điều quan trọng là cả Montagu, Mao và Thủ tướng Chu Ân Lai đều nắm bắt đầy đủ "tiềm năng ngoại giao" của bóng bàn từ lâu trước các sự kiện lịch sử vào năm 1971. Trong thập kỷ tiếp theo, bóng bàn tiếp tục đóng vai trò "ngoại giao quốc tế" ở Trung Quốc. Trong ảnh là các thành viên phái đoàn Mỹ, bao gồm Bochenski, tại cửa khẩu biên giới Lo Wu, năm 1971. Ảnh: SCMP.
ngoai giao bong ban va quan he My - Trung anh 5
Khi Hoarfrost và các đồng đội đi vào biên giới Trung Quốc từ Hong Kong vào ngày 10/4/1971, cả thế giới đều hướng về họ. Phái đoàn đầy ngẫu hứng này gồm 15 người với 7 vận động viên và 8 quan chức. Trong một tuần họ đã tham quan Vạn Lý Trường Thành và các triển lãm. Trong ảnh là tay vợt bóng bàn người Trung Quốc Trang Tắc Đống (trái) tặng mảnh lụa in hình núi Hoàng Sơn cho vận động viên người Mỹ Glenn Cowan, vào tháng 4/1971. Ảnh: SCMP.
ngoai giao bong ban va quan he My - Trung anh 6
Các vận động viên và quan chức Mỹ tại Vạn Lý Trường Thành. Đối với vận động viên như Hoarfrost, chuyến thăm ngắn ngày còn là trải nghiệm về văn hóa. Họ đã học hát bài "Đông phương hồng" - ca khúc ca ngợi công lao của Chủ tịch Mao Trạch Đông với nước Trung Quốc. Tháng 6/1971, Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận với Trung Quốc trong 21 năm và vào tháng 2/1972, Nixon và Kissinger tiếp nối "phái đoàn bóng bàn" đi trước họ, đến thăm 3 thành phố của Trung Quốc: Bắc Kinh, Hàng Châu và Thượng Hải trong 7 ngày - tuần lễ thay đổi cục diện thế giới. Hai tháng sau chuyến đi của Nixon, đội bóng bàn Trung Quốc do Trang Tắc Đống dẫn đầu có chuyến thăm Mỹ. Ảnh: AFP.
ngoai giao bong ban va quan he My - Trung anh 7
"Trong hai mùa hè sau khi tôi về nước, tôi đã vượt qua tất cả những người thách đấu", bà Hoarfrost nói. "Tôi đã đi du lịch khắp đất nước, tham quan các trung tâm mua sắm, đi xem xiếc Barnum & Bailey. Mẹ, bố, em trai Michael và tôi có một cái bàn (bóng bàn), 3 lần một ngày trong vài giờ, mọi người xếp hàng và đấu với tôi". Khi trở về nước, đội bóng bàn quốc gia Mỹ được truyền thông tung hê như những người hùng của trò chơi chính trị "ngoại giao bóng bàn". Trong ảnh là Bochenski với tư cách người phụ trách cuộc diễu hành Lễ hội Hoa hồng Portland năm 1971. Ảnh: courtesy of Judy Hoarfrost.
ngoai giao bong ban va quan he My - Trung anh 8
Phái đoàn Mỹ với Thủ tướng Chu Ân Lai (thứ 5 từ phải sang, hàng trước) chụp ảnh tại Bắc Kinh năm 1971. Ảnh: courtesy of Judy Hoarfrost.
ngoai giao bong ban va quan he My - Trung anh 9
Khi còn là nữ sinh viên tại Stanford năm 1973, Hoarfrost được biết đến với tên là "Cô gái đi đến Trung Quốc" (The Girl Who Went to China). Năm đó, cha cô, người đã cống hiến sự nhiệt tình của mình với môn bóng bàn như một "trung sĩ trong cuộc chiến tranh Triều Tiên" - nguồn gốc của căng thẳng ngoại giao giữa Bắc Kinh và Washington bấy giờ nói rằng con gái ông sau này sẽ xoa dịu căng thẳng này. Biểu hiện đầu tiên là việc mở ra Paddle Palace tại vị trí ban đầu của nó, trong nhà nghỉ cũ ở trung tâm thành phố Portland. Ảnh: courtesy of Judy Hoarfrost.
ngoai giao bong ban va quan he My - Trung anh 10
Các sự kiện năm 1971 giờ đây chỉ là "ánh hào quang vụt tắt" trong nền chính trị thế giới, nhưng đối với Hoarfrost, trải nghiệm này vẫn là ký ức mới mẻ. Cô tiếp tục đến thăm Trung Quốc cả vì công việc kinh doanh dụng cụ bóng bàn của mình lẫn các cuộc đoàn tụ ngoại giao bóng bàn. Lễ kỷ niệm 50 năm "ngoại giao bóng bàn" sẽ diễn ra trong hai năm nữa, và được tổ chức trùng với Giải vô địch Bóng bàn Quốc tế năm 2021 tại Houston, Texas. Trong ảnh, Bochenski chơi bóng bàn năm 1979. Ảnh: courtesy of Judy Hoarfrost.

Tổng thống Trump khuấy đảo nước Anh trước chuyến thăm 3 ngày

Trước chuyến công du nước ngoài mới nhất, ông Trump lại gây xôn xao khi trả lời phỏng vấn các báo với những phát ngôn gây sốc về chính trường Anh và một số nhân vật nổi tiếng.

Vì sao TQ cử bộ trưởng quốc phòng đến Shangri-La sau 8 năm vắng bóng

Sau 8 năm vắng bóng quan chức cấp cao, Trung Quốc bất ngờ cử Bộ trưởng Quốc phòng Ngụy Phượng Hòa dẫn đầu phái đoàn nước này tới dự Đối thoại Shangri-La 2019 ở Singapore.


Hà Lan

Bạn có thể quan tâm