Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ngày tàn của kịch sĩ sân cỏ đã đến

Liên đoàn bóng đá thế giới và các thành viên đang ráo riết áp dụng những biện pháp để triệt tiêu hành vi giả vờ ngã.

15 pha ăn vạ thô thiển trong lịch sử bóng đá thế giới Pha ăn vạ của Sergio Busquets trong trận gặp Inter Milan ở Champions League mùa giải 2009/10 vẫn là một trong những pha ăn vạ đáng xấu hổ nhất trong lịch sử bóng đá thế giới.

Tháng tư vừa qua, Premier League xuất hiện hàng loạt pha ngã vờ kiếm penalty như Macus Rashford (Manchester United), Leroy Sane (Manchester City), Harry Kane (Tottenham). Trong bối cảnh Ngoại hạng Anh mùa này nở rộ hành vi ăn vạ, Ban tổ chức Premier League, LĐBĐ Anh và Ban kỷ luật quyết định hành động mạnh tay.

Vào thứ hai tuần sau, ngay khi mùa bóng 2016/17 kết thúc, Liên đoàn bóng đá Anh sẽ nhóm họp để thảo luận về việc áp dụng án cấm thi đấu với cầu thủ có hành vi ăn vạ tại Premier League kể từ mùa giải 2017/18.

Tuyên bố của FA có nội dung: “Nếu có bằng chứng rõ ràng và thuyết phục về hành vi cầu thủ ăn vạ đánh lừa trọng tài, đội bóng đối thủ lập tức được hưởng phạt đền hoặc cầu thủ ăn vạ bị truất quyền thi đấu. Nếu cầu thủ phạm lỗi chịu thừa nhận anh ta cố tình sai trái, chiếc thẻ vàng/thẻ đỏ (nếu có) dành cho đối thủ sẽ lập tức bị hủy bỏ”.

Án cấm thi đấu với cầu thủ ngã vờ được áp dụng tại giải Ngoại hạng Scotland hồi đầu mùa năm nay. Người đầu tiên nhận án phạt này là Jamie Walker khi anh có pha ăn vạ trong trận đấu với Celtic.

Ngoai hang Anh phat kich si anh 1
Pha ăn vạ theo kiểu "bay giữa ngân hà" nổi tiếng của Ashley Young.

Hành vi bị tình nghi ăn vạ sẽ được xem xét độc lập bởi một cựu HLV, cựu cầu thủ và cựu trọng tài. Nếu họ nhất trí biểu quyết tình huống đó mang tính chất lừa dối trọng tài, án treo giò 2 trận sẽ được ban hành. Quy trình này giống với quy trình xét án phạt nguội hành vi phạm lỗi thô bạo trên sân bóng.

Anh và Scotland đều sở hữu ghế thường trực trong cơ quan lập pháp của FIFA mang tên Hội đồng bóng đá quốc tế, chính vì thế, lệnh cấm cho kẻ ăn vạ có thể sớm trở thành chính sách phổ biến trên toàn thế giới.

Năm 2011, Hiệp hội bóng đá Scotland đưa ra “quy tắc 201” và dành nhiều năm để thuyết phục FIFA rằng họ sẽ không đi quá xa trong việc can thiệp vào quyết định của trọng tài chính. Đó là điều mà một số nhà quản lý bóng đá thế giới thường không muốn làm .

Tuy nhiên, những động thái gần đây, từ việc áp dụng công nghệ goal-line cho đến trọng tài video chứng minh rằng FIFA cũng nhận thấy trọng tài chính cần được giúp đỡ nhiều hơn và người hâm mộ muốn thấy các quyết định công bằng hơn.

Trong một diễn biến khác, giải U20 World Cup sắp khai mạc ở Hàn Quốc sẽ áp dụng công nghệ trọng tài video (VAR). VAR vừa giúp phát hiện bàn thắng đã qua vạch vôi hay chưa, vừa giúp trọng tài xác định xem cầu thủ có thật bị phạm lỗi hay không.

Hàng chục camera săn lùng khắp mọi mét vuông cỏ trên sân sẽ không bỏ lỡ tình huống nào. Hình ảnh truyền trực tiếp vào cabin kỹ thuật được các trợ lý xem xét. Sau đó, kết quả sẽ thông báo đến trọng tài chính qua thiết bị liên lạc để đưa ra quyết định ngay tức khắc.

Những pha ăn vạ như nghệ sĩ sân cỏ của Robben Những thành tích ăn vạ trong quá khứ của Robben trong màu áo CLB Bayern Munich.

Barca chiếm lĩnh đội hình ăn vạ tai tiếng nhất mọi thời đại

Đều là những ngôi sao đẳng cấp thế giới, nhưng họ lại có rất nhiều mánh khóe thậm chí là rất xấu chỉ với mục đích đem lại chiến thắng cho đội nhà. Dưới đây là đội hình ngôi sao ăn vạ nổi tiếng nhất mọi thời đại theo đánh giá của Bleacher Report.

Anh Dũng

Bạn có thể quan tâm