Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ngân hàng Nam Á lãi gấp 10 lần nhờ giảm lãi suất tiền gửi

Cùng với việc đẩy mạnh cho vay, việc giảm lãi suất huy động từ năm 2020 đến nay là nguyên nhân chính giúp lợi nhuận quý II và nửa đầu năm nay của NamABank tăng gấp nhiều lần.

Báo cáo tài chính quý II của Ngân hàng TMCP Nam Á - NamABank (NAB) mới công bố cho biết nhà băng này vừa trải qua một trong những quý kinh doanh hiệu quả nhất trong gần 3 thập niên hoạt động tại thị trường Việt Nam.

Cụ thể, trong giai đoạn tháng 4-6, nhà băng này đã ghi nhận tổng cộng 1.264 tỷ đồng doanh thu hợp nhất, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2020. Đáng chú ý, gần 95% số doanh thu này đến từ khoản thu nhập lãi thuần (lãi cho vay trừ lãi đi vay), với 1.197 tỷ đồng, cũng tăng gấp đôi so với quý II/2020.

Các hoạt động kinh doanh ngoài lãi như dịch vụ, ngoại hối, chứng khoán đầu tư và hoạt động khác của NamABank ghi nhận biến động tăng, giảm trái chiều nhưng không tác động nhiều tới doanh thu cuối cùng của ngân hàng.

Trong bối cảnh doanh thu tăng gấp đôi, chi phí hoạt động ngân hàng phải trả trong quý II vừa qua chỉ tăng 55%, nhờ vậy mà NamABank đã thu về khoản lãi thuần trước dự phòng 789 tỷ đồng, tăng 135%.

LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ HÀNG QUÝ CỦA NAMABANK
Nguồn: BCTC NH
NhãnI/2019IIIIIIVI/2020IIIIIIVI/2021II
LNST tỷ đồng 30114213135014358187618461613

Sau khi trừ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, ngân hàng có trụ sở tại TP.HCM này thu về khoản lãi trước thuế 613 tỷ đồng riêng quý II, cao gấp 10,5 lần so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức lợi nhuận tương đương quý IV/2020 và là một trong những quý cao nhất trong lịch sử ngân hàng.

Lợi nhuận ròng sau khi trừ thuế của NamABank trong quý II là 490 tỷ, cũng gấp 10 lần năm trước.

Tính chung 6 tháng từ đầu năm, ngân hàng đang đăng ký giao dịch cổ phiếu trên UPCoM với mã NAB ghi nhận hơn 2.300 tỷ đồng doanh thu và lãi trước thuế 1.074 tỷ, tăng lần lượt 93% và 435% so với cùng kỳ. Đây cũng là mức lợi nhuận bán niên cao nhất trong gần 3 thập niên hoạt động của ngân hàng.

Trong kế hoạch năm nay, NamABank kỳ vọng thu về 1.400 tỷ đồng lãi trước thuế. Như vậy, nhà băng này đã hoàn thành 77% chỉ tiêu này chỉ sau nửa năm.

Theo lãnh đạo NamABank, nguyên nhân chính dẫn tới khoản lãi khủng quý II và 6 tháng đầu năm nay là thu nhập lãi thuần tăng mạnh so với cùng kỳ do ngân hàng đẩy mạnh hoạt động cho vay khách hàng.

Trong đó, số dư cho vay khách hàng của nhà băng đã tăng hơn 36% kể từ quý II/2020 đến nay, tương đương mức tăng ròng gần 19.000 tỷ và đạt 95.890 tỷ đồng đến cuối tháng 6 vừa qua.

NamABank lai gap 10 lan nho giam lai suat tien gui anh 1

NamABank lãi lớn nửa đầu năm nhờ tăng cho vay và giảm lãi suất huy động. Ảnh: NAB.

Ngoài ra, việc NamABank thực hiện chính sách giảm lãi suất huy động kéo dài từ năm 2020 đến nay cũng góp phần giảm chi phí lãi và các chi phí tương tự tăng thấp hơn so với mức tăng của thu nhập lãi và các nguồn thu khác.

Tính đến cuối tháng 6, ngân hàng có tổng tài sản đạt 145.654 tỷ, tăng 8,4% so với đầu năm. Trong đó, cho vay khách hàng là 95.890 tỷ đồng, tăng 7,5% và tiền gửi khách hàng là 107.956 tỷ, tăng 9,9%.

Đáng chú ý, cùng với đà tăng mạnh của cho vay khách hàng thì số dư nợ xấu (nợ nhóm 3-5) của NamABank cũng tăng 83% trong nửa năm qua, hiện ở mức 1.362 tỷ đồng. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn chiếm hơn 70% với trên 1.000 tỷ đồng, tăng gấp đôi đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay từ đó cũng tăng lên mức 1,42% từ mức 0,83% đầu năm.

Trên thị trường chứng khoán, bất chấp kết quả kinh doanh quý II tăng mạnh, cổ phiếu NAB lại nằm trong nhóm ngân hàng bị điều chỉnh giảm mạnh nhất từ tháng 6 đến nay.

Từ vùng đỉnh hơn 25.600 đồng/cổ phiếu hồi đầu tháng 6, cổ phiếu NAB hiện giao dịch ở mức 19.600 đồng/đơn vị, tương đương mức giảm 23% trong 2 tháng.

Đà giảm này cũng khiến mức tăng so với đầu năm của NAB chỉ còn hơn 32%, thấp hơn nhiều so với mặt băng chung các cổ phiếu ngân hàng, đều trên 50%.

Hoàn cảnh trái ngược của Vietcombank, VietinBank với BIDV

Trong nhóm 3 ngân hàng quốc doanh niêm yết, duy nhất BIDV ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận quý II so với cùng kỳ, trong khi cả Vietcombank và VietinBank đều chịu đà suy giảm.

SHB sẽ xử lý toàn bộ nợ Vinashin trong năm nay

Đại diện SHB cho biết với tiến độ hiện nay, ngân hàng có thể hoàn thành xử lý nợ Vinashin và tất toán toàn bộ trái phiếu VAMC ngay trong năm 2021, sớm 1 năm so với kế hoạch.

Quang Thắng

Bạn có thể quan tâm