Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nepal cần sửa đổi luật xây dựng để tránh thảm họa

Thiết lập một bộ luật xây dựng theo tiêu chuẩn ở khu vực động đất là việc mà Nepal cần làm gấp để tránh lặp lại thảm họa.

Động đất luôn rình rập

a
Sự dịch chuyển của mảng kiến tạo tiểu lục địa Ấn Độ khiến Nepal luôn bị đặt trong tình trạng báo động với nguy cơ động đất. Đồ họa: Wikipedia

Nepal nằm trên khu vực địa chất không ổn định thuộc dãy đứt gãy giữa tiểu lục địa Ấn Độ và lục địa Á - Âu. Theo các nhà khoa học địa chất, dãy đứt gãy di chuyển về phía Nam với tốc độ 4 cm/năm gây ra nhiều trận động đất với cường độ khác nhau.

"Động đất là một thực tế báo động trong đời sống ở quốc gia Nam Á. Các trận động đất mạnh từ 4 đến 5 độ Richter xảy ra nhiều lần mỗi năm", Kate Ravilious, nhà phân tích địa chất nói.

Trận động đất lớn nhất xảy ra ở Nepal vào năm 1934. Mối quan tâm của các nhà khoa học là khi nào trận động đất lớn tiếp theo sẽ tàn phá quốc gia này. Ravilious nói với CNN rằng với một quốc gia không giáp biển như Nepal, nơi cơ sở hạ tầng rất mong manh, một trận động đất cường độ mạnh sẽ để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

Santosh Gyawali, chuyên gia cao cấp về thảm họa ở Nepal, thuộc Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ (USAID), nói: "Số ca tử vong và thương tích đến nay rất kinh khủng. Điều đó cho thấy, họ không hình dung trước các tình huống xấu nhất để chuẩn bị đối phó với thảm họa".

Trong năm 2013, các chuyên gia địa chất từng cảnh báo, với dân số ước tính khoảng 3 triệu người ở Kathmandu, một trận động đất mạnh có thể giết chết 100.000 người, 300.000 người khác bị thương, 1,6 triệu người mất nhà cửa.

Năm 2001, Cơ quan Sáng kiến An toàn Động đất Quốc tế từng cảnh báo về hiểm họa đối với Kathmandu. Các nhà khoa học đã so sánh 21 thành phố có nguy cơ cao xảy ra động đất trên khắp thế giới. Họ thấy rằng, Kathmandu đứng đầu trong danh sách.

Các nhà địa chất học ví von Kathmandu là "con quái vật địa chất" sẳn sàng nuốt chửng mọi thứ trên mặt đất chỉ trong chớp mắt.

Giải pháp muộn màng

Các tòa nhà được xây dựng
Các tòa nhà được xây dựng tràn lan và không tuân thủ tiêu chuẩn ở khu vực nguy cơ động đất cao dễ dàng sụp đổ trước cơn địa chấn. Ảnh: CNN

Chính phủ Nepal đã cố gắng cải thiện các tiêu chuẩn an toàn về cơ sở hạ tầng bằng cách áp dụng luật xây dựng mới trong hơn 2 thập kỷ qua. Theo Hiệp hội Kỹ sư không biên giới Anh, 80% số tòa nhà mới ở Nepal được xây dựng bất hợp pháp và không tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật.

Các số liệu thống kê trên thế giới cho thấy, những tòa nhà bị sập là nguyên nhân của 75% trường hợp tử vong trong các trận động đất ở thế kỷ 20. Đây vẫn là nguyên nhân gây tử vong cao nhất trong các trận động đất tiếp theo trong thế kỷ 21.

Theo Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Nepal đã áp dụng tiêu chuẩn xây dựng mới có hiệu lực từ năm 1994, tuy nhiên, bộ luật không được áp dụng một cách triệt để.

"Chính phủ Nepal đã nỗ lực để tăng cường các tiêu chuẩn an toàn về xây dựng trong vài năm qua. Không may, điều này thực hiện quá muộn khi hàng nghìn ngôi nhà được xây dựng ở Kathmandu trong vòng 20 năm qua mà không tuân thủ các tiêu chuẩn", Denis McClean, phát ngôn viên Văn phòng Liên Hợp Quốc về giảm thiểu rủi ro thiên tai, nói.

Nhà địa chấn học James Jackson thuộc Đại học Cambrige, Anh, cũng không đánh giá cao hệ thống cơ sở hạ tầng ở Nepal. "Quá trình xây dựng nhà cửa ở Kathmandu rất kinh khủng, nghèo đói và ô nhiễm làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn", ông chia sẻ.

Nhà địa chấn cho biết thêm, luật thừa kế ở quốc gia này chia đều đất đai cho các con trai theo chiều dọc mảnh đất. Điều đó làm cho các tòa nhà ọp ẹp và mỏng hơn. Nó tạo ra không gian sống không an toàn cho các thành viên trong gia đình.

Chính phủ Nepal đã có những nỗ lực để đối phó với thảm họa động đất. Năm 1993, họ thành lập Hiệp hội Công nghệ động đất quốc gia (NSET). Năm 2012, NSET hợp tác với USAID để thiết lập các tiêu chuẩn xây dựng áp dụng ở 24 thành phố ở Nepal.

Dự án sẽ đào tạo khoảng 400 kỹ sư và 1.800 thợ xây dựng lành nghề am hiểu về địa chấn. Tuy nhiên, kinh phí là rào cản khi đề cập đến vấn đề gia cố hoặc xây dựng lại các tòa nhà ở Nepal. Theo sách dữ liệu World Factbook của CIA, Nepal là một trong những quốc gia kém phát triển và nghèo nhất thế giới.

Áp lực dân số

a
Áp lực dân số, nghèo đói, ô nhiễm khiến người dân Nepal không còn thời gian quan tâm đến hiểm họa động đất luôn rình rập quốc gia này. Ảnh: CNN

Kể từ trận động đất mạnh nhất vào năm 1934, Nepal đã trải qua thời kỳ bùng nổ dân số khá mạnh trong nhiều thập kỷ. Theo số liệu điều tra, tốc độ gia tăng dân số ở Nepal khoảng 6,5% mỗi năm. Mật độ dân số ở Kathmandu tới 60.000 người/m2. Lối đi giữa các dãy nhà cao 8-10 tầng rất hẹp, khi xảy ra động đất, mọi thứ sẽ sụp đổ rất nhanh.

Gavin Hayes, phát ngôn viên của Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ nói với CNN: "Khi lượng lớn dân số sống trong các tòa nhà không được xây dựng để chịu các cơn địa chấn. Khi đó, bạn có thể nhìn thấy trước quy mô thảm họa mà chúng ta đang thấy".

Các cơn địa chấn đã trôi qua, tìm kiếm những người mất tích và khắc phục hậu quả là vấn đề cấp thiết. "Làm thế nào để các đội cứu hộ vận chuyển hàng hóa viện trợ khi những con đường bị tàn phá. Những đợt gió mùa trong vài tháng tới có thể làm cho mọi việc trở nên tồi tệ hơn nếu chúng ta không chuẩn bị trước các tình huống", chuyên gia Gyawali lo lắng.

Hiện trường tuyết lở ở Everest hoang tàn như sau trận bom

Hàng trăm tấn tuyết, đá và băng lao xuống trạm dừng chân tại núi Everest, tạo nên cảnh tượng như sau một trận ném bom.

Biểu tượng Nepal biến dạng thế nào sau thảm kịch?

Trận động đất mạnh 7,9 độ Richter ngày 25/4 phá hủy phần lớn di tích lịch sử ở thủ đô Kathmandu, Nepal, gây ra cái chết của 3.617 người.

Đức Hải

Bạn có thể quan tâm