Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Biểu tượng Nepal biến dạng thế nào sau thảm kịch?

Trận động đất mạnh 7,9 độ Richter ngày 25/4 phá hủy phần lớn di tích lịch sử ở thủ đô Kathmandu, Nepal, gây ra cái chết của 3.617 người.

Kathmandu là trung tâm kinh tế và văn hóa của Nepal. Nơi đây có nhiều di tích lịch sử được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là di sản thế giới. Tháp Dharahara, công trình ra đời năm 1832, là một trong những biểu tượng của thành phố. Nó giúp du khách quan sát toàn bộ thủ đô Nepal từ độ cao khoảng 60 m. Tuy nhiên, động đất khiến Dharahara sập khi hàng trăm người đang ở bên trong. Ảnh: Alamy/EPA
Quảng trường Kathmandu Durbar được mệnh danh là trái tim của thành phố. Nơi đây có những đền chùa tráng lệ và nhiều ngôi nhà cổ. Trận động đất mạnh 7,9 độ Richter khiến khu vực biến dạng gần như hoàn toàn. Ảnh: Wikipedia/EPA
Một góc nhìn khác về Kathmandu Durbar trước và sau khi bị phá hủy. Ảnh: Alamy/AP
Trường trung học Durbar hoang tàn sau cơn địa chấn. Theo nhà chức trách Nepal, 3.617 người đã chết nhưng số nạn nhân có thể tăng trong những ngày tới. Ảnh: Wikipedia/Demotlx
Những ngôi đền cổ kính trên quảng trường Kathmandu Durbar. Trước động đất, các công trình này là nơi thu hút rất nhiều du khách tham quan nhưng hiện nay, chúng chỉ là những đống gạch vụn khổng lồ. Ảnh: Alamy/AP
Ngoài thiệt hại về người và tài sản, Nepal còn mất những công trình được coi là biểu tượng của đất nước. Ảnh: Alamy/REX
Một bức tượng Ấn Độ giáo trước và sau động đất. Ảnh: Alamy/AP
Syambhunaath Stupa, hay có tên khác là đền khỉ, hoang tàn sau địa chấn. Ảnh: Alamy/EPA

Tử thi nạn nhân động đất nằm la liệt trên vỉa hè

Người dân Nepal phải đặt nhiều thi thể nạn nhân trên vỉa hè tại các thành phố trong khi lực lượng cứu hộ chạy đua với thời gian để tìm những người mất tích.

Hồng Duy

Bạn có thể quan tâm