Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nạn phân biệt đối xử người Hồi giáo tăng sau thảm kịch Paris

Một phụ nữ Hồi giáo cảm thấy sợ hãi mỗi lần ra phố bởi nhiều người đang coi mọi tín đồ của tôn giáo này là phần tử khủng bố.

Những người Hồi giáo cầu nguyện bên ngoài Nhà thờ Hồi giáo Paris hôm 20/11, một tuần sau vụ thảm sát. Ảnh: AP

Trên chuyến tàu điện ngầm tới Nhà thờ Hồi giáo Paris để cầu nguyện, Samia Mahfoudia, một tín đồ Hồi giáo, cho biết, nhiều người nhìn cô với ánh mắt dường như đang nói rằng cô phải xuống xe.

Ahmed El Mziouzu, một người Morocco đã ở Pháp suốt 42 năm, cho hay, mọi người nhìn chằm chằm vào những người theo đạo Hồi kể từ khi những kẻ nhân danh Hồi giáo tấn công Paris khiến ít nhất 129 người thiệt mạng.

Làn sóng bài xích người Hồi giáo

Giống như mọi người, đây cũng là một thời điểm khó khăn với người Hồi giáo tại Pháp. Nhiều người Hồi giáo cũng bị thương và chết trong vụ tấn công vào đêm 13/11. Cộng đồng theo tôn giáo này cũng cảm thấy sốc, kinh hoàng và giận dữ với cuộc thảm sát bừa bãi.

Tại thủ đô của Pháp, người theo đạo Hồi đến những buổi cầu nguyện cho các nạn nhân tổ chức bên ngoài nhà hát Bataclan và các quán café, nơi bọn khủng bố thực hiện cuộc tàn sát. Tất cả công dân thuộc mọi tôn giáo tại Paris đều phải cố gắng thích nghi với cuộc sống sau vụ tấn công​.

Lực lượng an ninh Pháp canh giữ quanh tháp Effel sau vụ khủng bố. Ảnh: AFP

Theo AP, ​cảnh sát vũ trang khoác lên người những chiếc áo chống đạn dày, phong toả các con đường xung quanh Nhà thờ Hồi giáo Paris. Họ kiểm tra các tín đồ với máy dò kim loại trong thời tiết lạnh và mưa. Những người lính mặc trang phục nguỵ trang và bồng súng trường tự động cũng tham gia tuần tra.

Tuy nhiên, không giống những người Pháp khác, một số người Hồi giáo cảm thấy đang chịu nhiều áp lực. Họ lo ngại rằng một số người không theo đạo Hồi không phân biệt được sự khác nhau giữa họ và những kẻ sát nhân của Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).

Họ đang phải hứng chịu những cái nhìn ghẻ lạnh và thậm chí bị tấn công kể từ sau vụ khủng bố tại Paris xảy ra. Nhiều người quan ngại rằng một số người Pháp đang đánh đồng tất cả những người Hồi giáo với nhau.

“Chúng tôi cảm thấy sợ hãi mỗi lần đi trên phố. Chúng tôi cảm thấy mọi người đang nghĩ rằng tất cả những người Hồi giáo đều là kẻ khủng bố”, Soraya Moumen, một người phụ nữ Hồi giáo, nói khi đang trên đường đến Nhà thờ Hồi giáo Paris.

Một nhóm người Hồi giáo cảnh báo rằng, tình trạng bài xích đang tăng cao kể từ sau đêm kinh hoàng ở Paris. Tại Marseille, một phụ nữ che mặt bị hành hung sau khi rời khỏi tàu điện ngầm và một giáo viên của trường Do Thái bị 3 kẻ lạ mặt dùng dao tấn công.

Giới chức cho biết, người Hồi giáo cũng bị tấn công tại nhiều địa điểm khác trên cả nước.

Dư âm của những vụ khủng bố ở Paris

Cuộc tấn công đẫm máu ở thủ đô Paris vào cách đây một tuần khiến cả thế giới bàng hoàng, đồng thời gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự xâm nhập của khủng bố cực đoan ở châu Âu.

Không oán trách

Tại Pháp, ​tình trạng bạo lực chống người Hồi giáo xảy ra không phải là điều mới mẻ. Một số người Hồi giáo nói rằng họ hiểu cuộc tấn công mới nhất của IS đã khiến đồng bào của họ cảnh giác. Tuy nhiên, họ không oán trách.

“Tôi hiểu nỗi đau và sự giận dữ của họ. Nhưng không phải vì tôi đội khăn trùm đầu thì tôi sẽ làm tổn thương người khác”, Mahfoudia, một bà cụ 64 tuổi, nói.

Một nhà giáo dục toán học cho hay, anh cảm thấy sự ghẻ lạnh trong thành phố mà anh lớn lên. “Tôi có thể hiểu tại sao họ lại như vậy”, anh nói.

Tuy nhiên, vụ việc lần này rất nghiêm trọng. Trong khi các tay súng thực hiện cuộc tấn công hồi tháng 1 đặc biệt nhắm mục tiêu vào các nhà báo và người Do Thái, những kẻ thực hiện tấn công Paris đêm 13/11 không quan tâm nạn nhân là ai, thuộc tôn giáo nào. Điều đó khiến mọi người cảm thấy lo sợ.

“Bất cứ ai cũng có thể trở thành nạn nhân. Bừa bãi và không lý do. Vì vậy, chúng tôi phản đối điều đó. 100% phản đối và thậm chí là 200%”, Kader Benamou, một người Hồi giáo, nói.

Nguồn gốc những khẩu súng gây nên vụ thảm sát Paris

Pháp cấm người dân sử dụng súng nhưng vũ khí vẫn lọt vào tay những kẻ thực hiện chuỗi vụ khủng bố ở Paris nhờ hoạt động vận chuyển qua các nước Đông Âu.

Paris: 7 giờ nghẹt thở cùng 5.000 phát đạn

Cuộc vây ráp quyết liệt trong 7 tiếng và đặc nhiệm Pháp đã phải dùng tới 5.000 phát súng cùng 20 trái lựu đạn để khuất phục các nghi phạm trong căn hộ ở ngoại ô Paris sáng 18/11.

Kim Ngân

Bạn có thể quan tâm