Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nguồn gốc những khẩu súng gây nên vụ thảm sát Paris

Pháp cấm người dân sử dụng súng nhưng vũ khí vẫn lọt vào tay những kẻ thực hiện chuỗi vụ khủng bố ở Paris nhờ hoạt động vận chuyển qua các nước Đông Âu.

Một người bị thương trong vụ thảm sát Paris. Ảnh: AFP

Tuyến đường vào nước Pháp của súng

Cuối tuần trước, những kẻ khủng bố xả súng điên cuồng vào dân thường ở thủ đô Paris, Pháp. Cùng với hành động đánh bom tự sát, thảm kịch Paris đã cướp sinh mạng của 130 người.

Một nhân chứng trong vụ thảm sát kể lại những kẻ tấn công ẩn nấp sau cửa sổ kính của nhà hàng Petit Cambodge đã dùng súng trường tự động kiểu Kalashnikov để tấn công. Tuy nhiên, Pháp cấm tuyệt đối việc sử dụng súng, nên tàng trữ vũ khí có lực sát thương lớn như AK-47 là hành vi hoàn toàn trái phép.

Câu hỏi mấu chốt là: Những kẻ khủng bố lấy vũ khí từ đâu? Nhiều chuyên gia nhận định có thể chúng mua súng từ Đông Âu, nơi một nhóm nhỏ phiến quân Hồi giáo cực đoan đang trú ngụ và cơ quan chức năng địa phương chưa có biện pháp hiệu quả để càn quét.

Chính phủ Pháp và Liên minh châu Âu nhận thấy rõ vấn đề lớn của họ là việc người ngoại quốc tàng trữ và sử dụng súng. Tuy nhiên, loạt vụ tấn công khủng bố đã minh chứng sự thất bại của các chiến dịch truy quét.

“Trên thực tế, một khẩu súng trường Kalashnikov được bán với giá từ 300 đến 700 Euro ở một số vùng thuộc châu Âu. ​Những tổ chức tội phạm hay bọn cướp thông thường đều có thể tiếp cận nguồn vũ khí sát thương này", Europol, Cơ quan thực thi Pháp luật của EU, giải thích.

Nhiều loại vũ khí từ Nga lọt vào châu Âu, bao gồm Pháp, qua vùng Balkans để tới những nhóm phiến quân ở Bosnia, Serbia và Kosovo. Khi những cuộc xung đột chấm dứt, vào khoảng cuối những năm 90, khoảng 6 triệu khẩu súng vẫn còn sót lại, theo thống kê Small Arms của Thụy Sỹ.

Khi nhu cầu trang bị súng của người nước ngoài tại châu Âu tăng tới mức cao, nhiều kẻ buôn bán trái phép vũ khí vì lợi nhuận. Súng đã sớm trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ yếu ở Balkans. Tây Âu trở thành thị trường tiềm năng.

“Lượng lớn súng ngắn đã lọt vào châu Âu vì những xung đột trong khu vực”, Europol xác nhận. ​Năm 2014, cảnh sát Slovakia đã bắt một xe tải đang cố xâm nhập vào lãnh thổ của họ cùng với rất nhiều lựu đạn và súng ngắn. Chiếc xe đang di chuyển tới Thụy Điển.

Thực tế cho thấy dường như dòng vũ khí trái phép sẽ không dừng lại đến khi các bên của những cuộc xung đột ở Balkans còn nhu cầu. “Một trong những lý do rất nhiều súng trôi nổi trên chợ đen là bởi Nga vừa nâng cấp loại súng trường Klashnikov, nên quân đội thải những súng cũ và chúng được bán ra ồ ạt”, Kathie Lynn Austin, chuyên gia vũ khí của Conflict Awareness Project, trả lời kênh truyền hình Al Jazeera.

Những vụ tấn công nổi cộm

Ngày 6/4/2012, Pháp thông qua điều luật siết chặt việc sử dụng vũ khí và tăng hình phạt cho những ai tàng trữ trái phép. Chỉ năm ngày sau đó, Mohamed Merah, phần tử Hồi giáo, đã xả súng khiến 7 người ở Toulouse thiệt mạng trước khi cảnh sát tiêu diệt y.

Tháng 10/2014, cảnh sát Pháp thực hiện chiến dịch đột kích bất ngờ nhiều gia đình trên cả nước và đã phá được đường dây buôn lậu vũ khí trên Internet, bắt giữ 48 kẻ tình nghi tàng trữ trái phép và thu hàng trăm khẩu súng. Ba tháng sau đó, một tay súng Hồi giáo dùng AK-47 nổ súng ở tòa soạn báo Charlie Hebdo, Paris khiến 12 người chết.

Nhiều luồng vũ khí trái phép vẫn xâm nhập vào Pháp, tiếp tay cho những tên tội phạm. Cuộc nổ súng, đánh bom hôm 13/11 cũng là một trong số đó.

Đức báo động khủng bố, truy lùng 8 kẻ giả dạng cảnh sát

Cảnh sát sát Đức đang truy lùng một nhóm người Arab bị tình nghi âm mưu tấn công nước này sau khi phát hiện đồng phục cảnh sát và bình khí gas tại nơi ở của những người này.

Hồng Duy

Bạn có thể quan tâm