Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mỹ tiêu diệt tướng Iran nằm trong chiến lược răn đe Nga và Trung Quốc

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 13/1 thừa nhận vụ sát hại tướng Qasem Soleimani nằm trong một chiến lược rộng hơn nhằm răn đe những đối thủ khác, bao gồm cả Nga và Trung Quốc.

Trong một sự kiện ngày 13/1 tại Viện Hoover, Đại học Stanford, Ngoại trưởng Pompeo đã có những phát biểu về phi vụ tiêu diệt tư lệnh Qasem Soleimani, tư lệnh hàng đầu trong Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC) của Iran.

Trong những ngày qua, giới chức Mỹ liên tục lý giải quyết định loại bỏ Soleimani nhằm ngăn chặn nhiều âm mưu tấn công, đe dọa sinh mạng người dân và lợi ích của Mỹ. Tuy nhiên, ông Pompeo đã không chủ động đề cập đến yếu tố này trong bài phát biểu tại Viện Hoover. Chỉ đến khi có người đặt câu hỏi, ông mới tái khẳng định lập luận thời gian qua của mình và Tổng thống Donald Trump về nguy cơ có âm mưu tấn công các cơ sở Mỹ.

Ngoại trưởng Pompeo nhấn mạnh "có một chiến lược lớn hơn" nằm sau vụ ám sát tướng Soleimani, lãnh đạo lực lượng Quds, nhánh hoạt động quân sự và tình báo nước ngoài của IRGC. Vị tư lệnh thiệt mạng trong cuộc không kích bằng máy bay không người lái ở Baghdad ngày 3/1 khiến căng thẳng hai nước đến sát bờ vực chiến tranh.

My tieu diet tuong Iran anh 1

Ngoại trưởng Mike Pompeo phát biểu tại Viện Hoover, Đại học Stanford, ngày 13/1. Ảnh: Bộ Ngoại giao Mỹ.

"Tổng thống Trump và chúng tôi, những người trong đội ngũ an ninh quốc gia, đang thiết lập chiến lược răn đe thật sự đối với Iran", ông cho biết.

"Tầm quan trọng của chiến lược răn đe này không chỉ dừng tại Iran. Chúng ta cần răn đe nhiều kẻ thù để bảo vệ nền tự do. Đó cũng là lý do cho nỗ lực của Tổng thống Trump nhằm đưa quân đội chúng ta trở nên hùng mạnh hơn bao giờ hết", ngoại trưởng Mỹ cho biết.

Ông Pompeo sau đó đề cập đến viện trợ quân sự Ukraine nhằm đối phó lực lượng ly khai do Nga chống lưng, hay quyết định rút khỏi thỏa thuận giải trừ vũ khí với Moscow và khôi phục thử nghiệm tên lửa tầm trung. Mỹ gia tăng hoạt động hải quân trên Biển Đông, phản ứng Trung Quốc quân sự hóa đảo nhân tạo trái phép, và những lệnh áp thuế của Tổng thống Trump lên hàng hóa Trung Quốc cũng là một phần trong chiến lược răn đe này.

"Chúng ta đa khôi phục lại uy tín cho khả năng răn đe của Mỹ", Ngoại trưởng Pompeo nhấn mạnh.

"Những đối thủ của bạn cần hiểu rằng bạn không những có năng lực buộc họ phải trả giá đắt mà bạn còn sẵn sàng thực hiện điều đó", Ngoại trưởng Pompeo nhấn mạnh thỏa thuận hạt nhân năm 2015 đã khiến giới lãnh đạo Tehran tự tin hơn.

"Nước Mỹ giờ đây có ưu thế sức mạnh trước Iran rõ ràng hơn bao giờ hết", ông đề cập đến những thiệt hại mà Iran đang gánh chịu từ khi Tổng thống Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân và khôi phục các lệnh trừng phạt kinh tế.

Iran bắn rơi máy bay Ukraine vì tưởng nhầm mục tiêu thù địch Iran ngày 11/1 thừa nhận đã vô tình bắn rơi máy bay của hãng hàng không Ukraine làm thiệt mạng toàn bộ hành khách và phi hành đoàn, sau vụ tấn công tên lửa trả đũa Mỹ hôm 8/1.

Ám sát tướng Soleimani - kỷ nguyên nguy hiểm mới ở Trung Đông

Tổng thống Trump tweet “mọi chuyện vẫn ổn” sau khi Iran tấn công trả thù vào căn cứ Mỹ. Nhưng có lẽ chỉ mình ông nghĩ vậy. Giai đoạn đầy rủi ro đang đến với Trung Đông.

Lỗ hổng trong lưới phòng không Iran từ vụ bắn nhầm máy bay Ukraine

Vận hành tên lửa đất đối không cần các biện pháp tránh nhận diện sai mục tiêu. Thảm họa bắn nhầm máy bay Ukraine cho thấy tính năng này trong lưới phòng không Iran đã thất bại.

Bộ trưởng Esper: Không có chứng cứ Iran âm mưu tấn công 4 sứ quán Mỹ

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper cho biết ông không thấy bằng chứng cụ thể từ các quan chức tình báo rằng Iran đang lên kế hoạch tấn công 4 sứ quán của Mỹ.

Thanh Danh

Bạn có thể quan tâm