Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mỹ tăng 1.000 quân tới sát vách Nga

Ngoại trưởng Mỹ kết thúc chuyến công du 4 nước châu Âu với lễ ký kết hiệp ước quốc phòng mới ở Ba Lan, tăng quân đồn trú tại quốc gia Đông Âu.

"Hôm nay, chính phủ của tôi đã ký Thỏa thuận Hợp tác Quốc phòng Nâng cao mang ý nghĩa lịch sử với Ba Lan", Tổng thống Donald Trump tuyên bố trong thông cáo báo chí ngày 15/8 của Nhà Trắng.

"Thỏa thuận này là thành quả của nhiều tháng đàm phán với các đồng minh Ba Lan, sau 2 tuyên bố chung tôi đã ký kết với Tổng thống Duba năm ngoái", ông Trump cho biết.

Nhà lãnh đạo Mỹ nhấn mạnh việc tăng cường hiện diện quân sự tại Ba Lan sẽ "củng cố thêm sự răn đe của NATO, tăng cường an ninh châu Âu và giúp đảm bảo dân chủ, tự do, chủ quyền".

My ky hiep uoc quoc phong voi Ba Lan anh 1

Ngoại trưởng Mike Pompeo và Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Mariusz Blaszczak (phải). Ảnh: Getty.

Theo The Hill, thỏa thuận đã được 2 nước nhất trí từ tháng 7. Lễ ký kết diễn ra tại thủ đô Warsaw của Ba Lan vào ngày 15/8, bởi Ngoại trưởng Mike Pompeo và Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Mariusz Blaszczak.

Ông Pompeo cũng có cuộc gặp với Thủ tướng Mateusz Morawiecki trong cùng ngày, thảo luận về đại dịch Covid-19, mạng di động thế hệ mới (mạng 5G) và thỏa thuận hợp tác phát triển chương trình hạt nhân dân sự ở Ba Lan, theo thông báo của Bộ Ngoại giao Mỹ.

Hiện Mỹ có khoảng 4.500 quân đồn trú ở Ba Lan, quốc gia Đông Âu nằm gần cửa ngõ nước Nga, được ngăn cách bởi Belarus và Ukraine. Với hiệp ước quốc phòng mới, quân số Mỹ tại Ba Lan có thể được nâng lên 5.500 người.

Thỏa thuận quốc phòng được công bố sau khi Tổng thống Trump quyết định rút 12.000 quân khởi Đức gây tranh cãi. Washington cho rằng Berlin không chi tiêu đủ nhiều cho quốc phòng. Một phần lực lượng rút khỏi Đức sẽ được bố trí đến Ba Lan và những cơ sở khác tại châu Âu. Hơn nửa quân số rút khỏi Đức sẽ trở về Mỹ.

Xe tăng T-72B3 của Nga gây sửng sốt vì lặn sông như tàu ngầm Với một ống thở được lắp đặt, chỉ sau vài chục phút, chiếc xe tăng T-72B3 của Nga có thể lặn dưới sông sâu 5 m để sang bờ bên kia mà không cần cầu phao hay phương tiện hỗ trợ khác.

Pháp đưa tàu chiến đến Cyprus giữa căng thẳng leo thang với Thổ Nhĩ Kỳ

Căng thẳng giữa hai đồng minh NATO gia tăng sau khi Pháp triển khai một số tàu chiến đến phía đông Địa Trung Hải hỗ trợ Hy Lạp trong tranh chấp thăm dò dầu khí với Thổ Nhĩ Kỳ.

Đô đốc Mỹ cảnh báo nguy cơ từ tham vọng Bắc Cực của Trung Quốc

Chỉ huy Hải quân Mỹ ở châu Âu nói NATO nên hợp tác chặt chẽ với nhau và cảnh giác trước tham vọng của Trung Quốc ở Bắc Cực, khi Bắc Kinh có tiền lệ đưa ra yêu sách phi lý.

Nga và NATO đua sức mạnh quân sự, nhưng có chung một kẻ thù vô hình

NATO và Nga đang vừa phải đảm bảo lực lượng quân sự sẵn sàng hành động vừa phải nâng cao cảnh giác chống lại kẻ thù chung vô hình: Covid-19.

Thanh Danh

Bạn có thể quan tâm