Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mỹ sẽ bác bỏ ADIZ của Trung Quốc trên Biển Đông

Quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ khẳng định Washington sẽ không công nhận Vùng nhận dạng phòng không mà Trung Quốc có thể lập trên Biển Đông và gọi đó là động thái "gây bất ổn".

Trong sự kiện được tờ Washington Post tổ chức hôm 30/3, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Work khẳng định, Mỹ đã nói rõ với Trung Quốc về quan điểm của nước này liên quan đến yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh trên Biển Đông và biển Hoa Đông.

Giới chức Mỹ bày tỏ quan ngại về việc Trung Quốc sẽ phản ứng với phán quyết của Tòa Trọng tài Liên Hợp Quốc trong vụ Philippines kiện yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh bằng cách thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông, giống cách họ đã thực hiện trên biển Hoa Đông trong tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản.

My bac yeu sach chu quyen cua Trung Quoc anh 1
Hoạt động bồi lấp phi pháp của Trung Quốc trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: CSIS

Thứ trưởng Work cho biết Mỹ đã nói rõ quan điểm với phía Bắc Kinh rằng một vùng nhận dạng phòng không sẽ gây bất ổn ở Biển Đông. Mỹ muốn các nước tuyên bố chủ quyền trên tuyến hàng hải với lượng hàng hóa trung chuyển đạt 5 nghìn tỷ USD/năm giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, không bị ép buộc hay cưỡng chế.

Ông Work cũng nhấn mạnh, Mỹ tin rằng những việc làm nhằm hiện thực hóa yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông không dựa trên luật pháp quốc tế. "Chúng tôi tiếp tục khẳng định quyền tự do hàng hải và hàng không ở những khu vực mà luật pháp quốc tế cho phép", Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ nói.

Tuyên bố của ông Work được đưa ra trong thời điểm Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang chuẩn bị tới Washington để tham dự hội nghị thượng đỉnh về an ninh hạt nhân trong tuần này. Mỹ cũng nhiều lần cáo buộc Trung Quốc gia tăng căng thẳng trên Biển Đông thông qua việc triển khai tên lửa phòng không tới đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, điều mà Bắc Kinh vẫn một mực không thừa nhận.

Trong những tuyên bố trước đây, Mỹ luôn cho rằng mình không phải là một bên trong tranh chấp trên Biển Đông. Mỹ chỉ khẳng định những lợi ích chiến lược mà quốc gia này có với tuyến hàng hải huyết mạch bậc nhất thế giới. Washington cũng nhiều lần phản đối các việc làm của Trung Quốc trên các thực thể thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam vì cho rằng nó đe dọa tới quyền tự do hàng hải và hàng không trong khu vực.

Washington nhiều lần thể hiện quyết tâm đảm bảo quyền tự do hàng hải và hàng không trong khu vực thông qua việc điều tàu chiến và oanh tạc cơ tiến vào khu vực 12 hải lý xung quanh các thực thể mà Bắc Kinh bồi lấp phi pháp trên Biển Đông. Việc làm này gián tiếp cho thấy Mỹ bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trong khu vực.

Về phần mình, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với 80% diện tích Biển Đông, bất chấp sự phản đối của các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế. Bắc Kinh vẽ ra cái gọi là đường 9 đoạn hay đường lưỡi bò cùng sự nhập nhèm của nó nhằm từng bước hiện thực hóa yêu sách chủ quyền trên tuyến hàng hải huyết mạch, với 40% lượng hàng hóa toàn cầu lưu thông. Bắc Kinh cũng nhiều lần từ chối giải thích rõ về "đường lưỡi bò".

Nhiều nhà phân tích cho rằng, những hành động của Bắc Kinh trên Biển Đông không phản ánh đúng vai trò của một nước lớn, có trách nhiệm với hòa bình và ổn định của thế giới. Ngược lại, nó biến Bắc Kinh trở thành kẻ bắt nạt và đang dần bị cô lập trên trường quốc tế.

My bac yeu sach chu quyen cua Trung Quoc anh 2

Bản đồ các thực thể Trung Quốc chiếm đóng trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam bao gồm đá Xu Bi, đá Ga Ven, đá Gạc Ma, đá Tư Nghĩa, đá Vành Khăn, bãi Chữ Thập và đá Châu Viên. Đồ họa:

NASA

Philippines tính lập hạm đội tàu ngầm đối phó Trung Quốc

Tổng thống Philippines ngày 30/3 cho biết nước này đang xem xét việc thành lập một hạm đội tàu ngầm để bảo vệ lãnh thổ trong tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông.

Hồng Duy

Bạn có thể quan tâm