Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mỹ lên kế hoạch gửi 'vệ binh dải ngân hà' ra vũ trụ

Đề xuất thành lập một Quân đoàn Không gian là nhằm duy trì vị thế số 1 của Mỹ về sức mạnh quân sự và bảo vệ nước Mỹ trước nguy cơ xảy ra chiến tranh không gian trong tương lai.

Ủy ban Quân vụ Hạ viện hồi cuối tháng 6 đã bỏ phiếu thông qua đề xuất thành lập "Quân đoàn Không gian" thuộc Không quân Mỹ, nhánh thứ sáu của quân đội Mỹ tập trung vào các hoạt động quân sự ngoài tầng khí quyển.

Đề xuất trên nằm trong Đạo luật Ủy nhiệm Quốc phòng Quốc gia (NDAA), đang được gửi đến Hạ viện để bỏ phiếu. Nếu được thông qua ở phiên họp toàn thể, Quân đoàn Không gian sẽ tiếp nhận toàn bộ các sứ mệnh không gian hiện tại của Không quân Mỹ bao gồm chỉ huy và điều khiển các vệ tinh.

Theo CNN, quân chủng còn có sứ mệnh gửi lực lượng chiến đấu vào vũ trụ để bảo vệ thế giới khỏi một cuộc "chiến tranh giữa các vì sao" có thể xảy ra trong tương lai. Người đứng đầu lực lượng sẽ trở thành thành viên thứ 8 của Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ.

Động lực duy trì vị thế số 1 về quân sự

Kế hoạch trên có thể được triển khai sớm nhất là vào tháng 1/2019. Đây là một phần của nỗ lực cải tổ mạnh mẽ theo hướng tái cấu trúc Không quân Mỹ, cũng là lần đầu tiên một lực lượng mới được Mỹ thành lập kể từ năm 1947.

My gui ve binh dai ngan ha ra vu tru anh 1
Quân đoàn Không gian nếu được thành lập sẽ tiếp quản các dự án như sứ mệnh máy bay vũ trụ bí mật X-37B. Ảnh: AF.mil.

Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia Mike Rogers cho rằng việc thành lập Quân đoàn Không gian là cần thiết cho an ninh Mỹ, đặc biệt trong bối cảnh sức mạnh không gian của quốc gia này đang bị các cường quốc khác bắt kịp.

"Nga và Trung Quốc đang sánh ngang (với chúng ta)", ông Rogers nói với NPR. "Họ sắp vượt qua chúng ta rồi. Đề xuất mới này sẽ thay đổi điều đó".

Vấn đề duy nhất hiện nay là Không quân Mỹ đang kiên quyết chống lại kế hoạch này. Các quan chức cấp cao của Không quân Mỹ cho rằng việc thành lập Quân đoàn Không gian là sự thay đổi không cần thiết trong khi họ vẫn đang thực hiện các chương trình không gian.

"Lầu Năm Góc đã đủ phức tạp rồi. Điều này sẽ khiến Lầu Năm Góc thêm phức tạp, thêm các bộ phận vào cơ cấu tổ chức, và tiêu tốn nhiều tiền của hơn", Bộ trưởng Không quân Mỹ Heather Wilson cho biết hôm 21/6. 

"Không gian không còn là nơi an toàn"

Đó là nhận định của cựu bộ trưởng không quân Mỹ Deborah Lee James. "Nguy cơ một cuộc xung đột trên Trái Đất dẫn tới đổ máu ngoài không gian là có thực".

Nga và Trung Quốc là hai mối đe dọa chính khiến giới chức Mỹ lo ngại về cuộc chiến không gian này. Theo Cơ quan Tình báo Quốc phòng, Nga mong muốn sở hữu nhiều sức mạnh hơn ngoài vũ trụ và tin rằng thống trị không gian sẽ giúp Nga giành chiến thắng trong các cuộc chiến ở Trái Đất trong tương lai. 

Trung Quốc đã thành lập Lực lượng Hỗ trợ Chiến lược vào cuối năm 2015 nhằm cải thiện và tăng cường các nhiệm vụ không gian, an ninh mạng và chiến tranh điện tử. 

Nga và Trung Quốc cũng khiến Mỹ lo ngại khi phát triển công nghệ chống vệ tinh. Với công nghệ này, Nga và Trung Quốc có thể tấn công các vệ tinh đang hỗ trợ hoạt động của quân đội Mỹ, Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc phòng Dan Coats đánh giá.

My gui ve binh dai ngan ha ra vu tru anh 2
Ảnh mô phỏng tên lửa chống vệ tinh. Ảnh: Business Insider .

Tuy nhiên, Moscow và Bắc Kinh không phải là mối đe dọa duy nhất của Mỹ ngoài không gian. Khu vực nằm bên ngoài quỹ đạo Trái Đất đã chứng kiến một cuộc bùng nổ của vệ tinh thương mại và các thiết bị liên lạc khác kể từ những năm 1960. Các thiết bị này ngày nay giúp cho các lái xe tìm được điểm đến, những đôi tình nhân có thể hẹn hò hay đơn giản là để chúng ta nhắn tin cho bạn bè. 

Internet ra đời càng làm phức tạp thêm hệ thống thiết bị mà các quốc gia đưa lên vũ trụ. Đặc biệt là mạng lưới này có nguy cơ bị tấn công. Chẳng hạn, một nhóm tin tặc có thể chặn một vệ tinh, từ đó làm gián đoạn tất cả các hoạt động thường ngày khác như giao dịch tín dụng hay các cuộc điện thoại.

Đó là lý do vì sao các quan chức quốc phòng cho rằng Mỹ cần có một Quân đoàn Không gian. Lực lượng này sẽ bảo đảm an toàn cho các thiết bị không gian bằng cách theo dõi các mối đe dọa vật lý hay an ninh mạng đối với các thiết bị liên lạc và điều hướng của Mỹ.

Tàu vũ trụ X-37B hạ cánh Tàu vũ trụ X-37B của Mỹ đã trở về trái đất sau gần 2 năm hoạt động bí ẩn bên ngoài không gian.

ISS về hưu, Trung Quốc tham vọng 'cắm cọc' trên không gian

Trạm vũ trụ của Trung Quốc - dự kiến hoàn thành năm 2022 - sẽ là trạm vũ trụ duy nhất trong không gian sau khi ISS "về hưu" năm 2024.

Tàu Soyuz khởi hành đến công trình 100 tỷ USD trong vũ trụ

Ngày 20/4, tàu vũ trụ Soyuz MS-04 chở hai phi hành gia của Mỹ và Nga được phóng lên Trạm vũ trụ quốc tế từ trạm phóng Baikonur của Nga ở Kazakhstan.

Ngụy An

Bạn có thể quan tâm