Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mỹ lãng phí đất vì căn cứ quân sự dư thừa

Một phần tư căn cứ của quân đội Mỹ không sử dụng cho mục đích quân sự gây lãng phí tài nguyên đất và hàng tỷ USD để duy trì.

Tạp chí National Interest, cho biết một số thành viên chủ chốt trong Quốc hội Mỹ yêu cầu Lầu Năm Góc cơ cấu lại các căn cứ quân sự để đóng cửa một số nơi không thực sự cần thiết. Thượng nghị sĩ John McCain, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện mới đây nói với các phóng viên rằng: “Chúng ta đang dư thừa cơ sở vật chất và cần phải nhìn vào vấn đề này”.

Nghị sĩ Adam Smith, thành viên cao cấp thuộc Ủy ban Quân vụ Hạ viện cho biết đang xúc tiến các đạo luật mới để đóng cửa các căn cứ quân sự dư thừa trong năm 2019. “Chúng ta không nên lãng phí tiền thuế của người dân để duy trì các căn cứ quân sự mà Bộ Quốc phòng không có nhu cầu”, nghị sĩ Smith nói.

Việc đóng cửa các cơ sở dư thừa này có thể giúp tiết kiệm hàng tỷ USD. Đây là một trong những ưu tiên trong chương trình nghị sự của Lầu Năm Góc. Đợt cải tổ các căn cứ dư thừa gần đây nhất diễn ra 10 năm trước, thời điểm mà quân đội đang bận rộn với 2 cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan.

My thua can cu quan su anh 1
Căn cứ hải quân cũ ở Philadelphia đã trở thành trung tâm dịch vụ cảng biển sầm uất. Ảnh: Phillymag

Lầu Năm Góc ước tính rằng, gần một phần tư các căn cứ hiện có không dùng cho mục đích quân sự. Hàng tỷ USD bị lãng phí để duy trì các căn cứ này có thể được sử dụng vào mục đích thiết thực hơn, đặc biệt trong thời điểm quân đội đang thiếu nguồn lực chi trả cho hoạt động đào tạo, bảo trì trang thiết bị.

Tuy nhiên, việc đóng cửa các căn cứ quân sự dư thừa đang gặp phải nhiều khó khăn, do một số thành viên trong Quốc hội đặt lợi ích của các tiểu bang, nơi có căn cứ quân sự lên trên lợi ích quốc gia. Việc duy trì các căn cứ dư thừa này khiến tài nguyên đất đai bị mắc kẹt sau hàng rào thép gai, cản trở việc sử dụng quỹ đất vào các mục đích kinh tế.

Một nghiên cứu của Văn phòng Điều chỉnh Kinh tế, Lầu Năm Góc công bố vào năm 2005 cho thấy, 73 khu vực dân cư bị ảnh hưởng bởi việc đóng cửa các cơ sở. Quá trình tìm kiếm công việc thay thế cho nhân viên bảo vệ dân sự bị ảnh hưởng được hoàn thành trong khoảng 15 năm.

My thua can cu quan su anh 2
Brunswick, Maine trở nên sầm uất sau khi Hải quân Mỹ đóng cửa căn cứ không quân tại đây. Ảnh: Brunswicklandingmarina

Ngoài ra, công việc mới trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và các ngành nghề khác cho phép cộng đồng đa dạng hóa nền kinh tế, thoát khỏi sự phụ thuộc vào ngân sách liên bang. Việc đóng cửa ban đầu chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng đến kinh tế và đời sống một bộ phận cư dân địa phương nhưng nhanh chóng hồi phục.

Trước đó, việc đóng cửa một số căn cứ dư thừa đã tạo ra sự thay đổi lớn về kinh tế cho địa phương. Ví dụ như đại lộ Broad Street, tuyến đường huyết mạch của thành phố Philadelphia nối với cảng trước đây là căn cứ Philadelphia Navy Yard của Hải quân Mỹ.

Thành phố Austin, Texas đón hàng triệu lượt khách mỗi năm thông qua sân bay quốc tế Austin-Bergstrom, trước đây là căn cứ không quân Bergstrom. Căn cứ không quân hải quân ở Brunswick, Maine trước đây, bây giờ là Brunswick Landing, một trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ sầm uất.

Cơ sở đào tạo quân đội ở Fort Ord đã dành phần lớn đất đai tại đây để xây đài tưởng niệm quốc gia Fort Ord, trong đó có tuyến đường dài 138 km dành cho xe đạp leo núi và những đường mòn đi bộ dài.

Người dân sống gần căn cứ tối mật của Mỹ lên tiếng

Một gia đình sống gần Khu vực 51, căn cứ quân sự tuyệt mật của Mỹ, quyết định phá vỡ sự im lặng về các hoạt động của quân đội trong khu vực gần nơi họ sống.

Những bảo tàng quân sự sống động nhất nước Mỹ

Bảo tàng Lực lượng Thủy quân lục chiến là nơi diễn ra nhiều cuộc triển lãm đẳng cấp thế giới bằng công nghệ tân tiến và hệ thống âm thanh sống động.

Quốc Việt

Bạn có thể quan tâm