Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mỹ khuyến khích và quản lý người dân làm từ thiện như thế nào?

Người Mỹ chi 471 tỷ USD cho các hoạt động từ thiện trong năm 2020, mức cao kỷ lục kể từ khi nhà chức trách thống kê số liệu từ thiện.

Mỹ là một trong những quốc gia có hoạt động thiện nguyện được thúc đẩy mạnh mẽ nhất, cùng với những con số về từ thiện ấn tượng nhất thế giới. Hoạt động từ thiện tại Mỹ diễn ra dưới nhiều hình thức, với nhiều đối tượng tham gia, và được kiểm soát chặt chẽ bởi hệ thống luật pháp liên bang và tiểu bang.

Từ thiện nhiều kỷ lục trong đại dịch Covid-19

Theo báo cáo của tổ chức Giving USA công bố hồi tháng 6, người Mỹ quyên góp tổng cộng 471 tỷ USD cho các hoạt động, tổ chức từ thiện trong năm 2020. Báo cáo cho thấy người Mỹ chi cho hoạt động từ thiện nhiều hơn 5% so với năm 2019, theo Fortune.

Đại dịch Covid-19 tạo ra tác động và hệ quả không đồng đều giữa các tầng lớp trong xã hội Mỹ, nhưng nó đồng thời thúc đẩy người Mỹ chi rộng rãi hơn cho từ thiện.

"Những hộ gia đình giàu có ít bị tác động bởi Covid-19 và cú sốc suy thoái kinh tế có khả năng đóng góp từ thiện nhiều hơn", Amir Pasic, giáo sư tại Đại học Indiana, cho biết.

Tiền từ thiện đến từ các cá nhân Mỹ đạt mức 324,10 tỷ USD, tăng 2,2% so với năm 2019. Các quỹ từ thiện quyên góp 88,55 tỷ USD, tăng 17% so với 2019. Đây cũng là nhóm có mức đóng góp từ thiện tăng mạnh nhất.

Trong khi đó, các doanh nghiệp đóng góp 16,88 tỷ USD cho hoạt động từ thiện, giảm 6,1% so với năm trước đó, theo báo cáo của Giving USA. Các chuyên gia lý giải các doanh nghiệp đóng góp từ thiện ít hơn do suy thoái kinh tế và sụt giảm lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh.

tu thien My anh 1

Quỹ Trump Foundation trao tượng trưng khoản quyên góp 100.000 USD cho một tổ chức ở Iowa năm 2016. Ảnh: Reuters.

Quyên góp thông qua các cơ sở tôn giáo tại Mỹ đạt 131,08 tỷ USD, tăng khoảng 1% so với năm 2019. Trong khi đó, quyên góp thông qua các cơ sở giáo dục lên đến 71,34 tỷ USD, tăng 9% so với năm trước đó.

Chỉ khoảng 16,22 tỷ USD trong tổng số 471 tỷ USD được các nhà hảo tâm quyên tặng trực tiếp cho các cá nhân hoặc gia đình. Tuy vậy, con số này cũng tăng 12,8% so với 2019.

Phần lớn khoản quyên góp trực tiếp cho các cá nhân dưới dạng thuốc chữa bệnh, thông qua các chương trình trợ giúp bệnh nhân hoặc công ty dược phẩm.

Quyên góp từ thiện cho các tổ chức chăm sóc y tế giảm 3% so với năm 2019. Nguyên nhân bởi nhiều hoạt động gây quỹ trực tiếp bị hủy bỏ, cũng như các tổ chức y tế, vốn chủ trì các sự kiện gây quỹ, phải tập trung đối phó với dịch bệnh.

Năm ngoái, đạo luật về cứu trợ kinh tế do chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump ban hành vào tháng 3/2020 có nội dung rằng người đóng thuế được giảm tối đa 300 USD số tiền thuế phải nộp nếu đóng góp từ thiện bằng tiền mặt, theo CNBC.

Hệ thống kiểm soát chặt chẽ

Hoạt động từ thiện đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế Mỹ, vì vậy bị kiểm soát chặt chẽ.

Kể từ năm 1943, nhà chức trách Mỹ ban hành nhiều quy định nhằm tăng cường giám sát của chính quyền liên bang và tiểu bang với hoạt động gây quỹ, từ thiện.

Nhìn chung, mỗi tiểu bang của Mỹ lại có quy định khác nhau về việc thành lập, hoạt động gây quỹ từ thiện, cũng như vấn đề đánh thuế các tổ chức và cá nhân.

Đa phần các tiểu bang yêu cầu mọi cá nhân, tổ chức phải đăng ký quy chế hoạt động phi lợi nhuận với chính quyền trước khi kêu gọi gây quỹ.

Luật pháp các tiểu bang có thể áp đặt thêm các quy định về hoạt động gây quỹ liên quan tới những chuyên gia, cố vấn gây quỹ, từ thiện.

Các tổ chức từ thiện có nghĩa vụ nộp báo cáo định kỳ cho nhà chức trách, trong đó liệt kê thông tin chi tiết về tổng số tài sản nắm giữ, nguồn gốc số tài sản có được thông qua hoạt động gây quỹ, các hoạt động, chi tiêu của tổ chức.

tu thien My anh 2

Ông Obama tham gia hoạt động thiện nguyện ở Washington năm 2014. Ảnh: China Daily.

Một số bang yêu cầu báo cáo tài chính của các tổ chức từ thiện phải đi kèm báo cáo kiểm toán của một tổ chức kiểm toán độc lập, có giấy chứng nhận hoạt động hợp pháp.

Các cá nhân, tổ chức Mỹ hoạt động trong lĩnh vực từ thiện nếu có nhiều hơn 10.000 USD trong các tài khoản ở nước ngoài buộc phải báo cáo thông tin về tài khoản này, trong đó nêu rõ số dư cao nhất trong năm, ngay cả khi tài khoản đã dừng hoạt động.

Luật pháp các tiểu bang nhìn chung nghiêm cấm cá nhân, tổ chức gây quỹ sử dụng những thông tin, ký hiệu, hình ảnh gây nhầm lẫn, hiểu sai về đối tượng thụ hưởng, mục tiêu gây quỹ, hoặc bất cứ khía cạnh nào khác của hoạt động từ thiện.

Bên cạnh đó, luật pháp Mỹ có quy định chặt chẽ nhằm ngăn ngừa nguy cơ rửa tiền và tài trợ khủng bố thông qua hoạt động từ thiện. Các cá nhân, tổ chức trong lĩnh vực này phải kiểm tra, xác minh chủ sở hữu các tài khoản thụ hưởng quyên góp trước khi thực hiện giao dịch chuyển tiền.

Bill Gates có thể chiếm trọn quyền sở hữu quỹ từ thiện 50 tỷ USD

Tỷ phú Bill Gates có thể giành toàn quyền kiểm soát Quỹ Bill & Melinda Gates sau 2 năm nếu như ông và vợ cũ không thể tiếp tục làm việc cùng nhau.

MacKenzie Scott tặng 2,7 tỷ USD cho hàng trăm tổ chức từ thiện

Vợ cũ của nhà sáng lập Amazon Jeff Bezos, bà MacKenzie Scott đã quyên góp thêm 2,7 tỷ USD cho 286 tổ chức, Guardian đưa tin.

Ong Trump doi khac hinh anh

Ông Trump đổi khác

0

Sau khi đắc cử nhiệm kỳ thứ hai, ông Donald J. Trump dường như càng tự tin hơn vào trực giác cá nhân và ngày càng tuỳ hứng trong việc xây dựng nội các.

Duy Anh

Bạn có thể quan tâm