Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mỹ không trả lại mảnh vỡ khinh khí cầu cho Trung Quốc

Nhà Trắng cho biết Mỹ đang trong quá trình thu hồi các mảnh vỡ từ khinh khí cầu bị bắn hạ ngoài Đại Tây Dương để các chuyên gia tình báo phân tích.

phát ngôn viên John Kirby của Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng trong cuộc họp báo ngày 6/2. Ảnh: Reuters

“Họ đã thu hồi một số mảnh vỡ trên mặt biển. Điều kiện thời tiết không cho phép tìm kiếm các mảnh vỡ dưới đáy biển”, phát ngôn viên John Kirby của Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng nói với các phóng viên vào ngày 6/2, theo BBC.

Ông Kirby cho biết các quân nhân Mỹ sẽ “xuống đó trong vài ngày tới và xem xét kỹ hơn những mảnh vỡ dưới đáy đại dương” và lưu ý rằng khu vực các mảnh vỡ phân tán là “khá lớn”.

Cùng ngày, quan chức quốc phòng Mỹ cho biết kích thước và cấu tạo của khinh khí cầu là nguyên nhân quân đội Mỹ không bắn hạ khi nó bay trên đất liền. Khinh khí cầu cao khoảng 60 mét và mang theo tải trọng ngang một máy bay.

“Hãy tưởng tượng những mảnh vỡ nặng hàng chục, thậm chí hàng trăm kg rơi khỏi bầu trời”, tướng không quân Mỹ Glen VanHerck nói.

Trung Quốc tuyên bố khinh khí cầu chỉ là thiết bị dân sự “chủ yếu phục vụ ngành khí tượng”, đi lạc so với lộ trình ban đầu. Tuy nhiên, các quan chức tại Washington khẳng định khinh khí cầu là thiết bị do thám được Bắc Kinh triển khai.

Quân đội Mỹ đã triển khai máy bay chiến đấu từ Căn cứ Không quân Langley ở Virginia để bắn hạ khinh khí cầu trên Đại Tây Dương vào chiều 4/2. Việc kiểm tra mảnh vỡ sẽ tiết lộ thêm thông tin về năng lực của khinh khí cầu.

Chính quyền Mỹ coi vụ việc là một động thái khiêu khích của Trung Quốc.

“Tôi biết Mỹ không có ý định hoặc kế hoạch trả lại khinh khí cầu”, ông Kirby nói.

Ông khẳng định Mỹ đã thực hiện nhiều biện pháp để đảm bảo “tối thiểu hóa” khả năng do thám của dụng cụ trong khinh khí cầu, “đồng thời tăng cường khả năng thu thập thông tin từ nó”.

“Chúng tôi vẫn đang phân tích thông tin thu thập được từ khinh khí cầu trước khi bắn hạ. Chúng tôi sẽ tìm hiểu kỹ hơn nữa”, ông Kirky nhận định.

Một phát hiện cho thấy khinh khí cầu có cánh quạt và bánh lái, cho phép kiểm soát lộ trình.

Ngày 4/2, một khinh khí cầu khác cũng được phát hiện trên không phận Nam Mỹ. Một quan chức không quân Colombia cho biết vật thể “có đặc điểm tương đồng” với khinh khí cầu trôi nổi trên không phận Mỹ. Lực lượng nước này đã theo dõi khinh khí cầu cho đến khi nó rời khỏi không phận quốc gia.

Đọc để hiểu rõ hơn lịch sử nước Mỹ

Mục Thế giới giới thiệu cuốn sách "Lẽ thường" - cuốn sách của tác giả Thomas Paine được xuất bản lần đầu vào năm 1776 và đã có vai trò quan trọng trong thời kỳ lập quốc của Mỹ. Cho đến hôm nay, cuốn sách vẫn còn nguyên giá trị lịch sử đối với những ai quan tâm đến lịch sử nước Mỹ.

Hàn Quốc nói phát hiện khí cầu nghi của Triều Tiên trong không phận

Quân đội Hàn Quốc hôm 6/2 cho biết đã phát hiện một khinh khí cầu nghi của Triều Tiên trong không phận, tuy nhiên vật thể này không gây đe dọa về an ninh.

Vì sao khinh khí cầu khổng lồ của Trung Quốc bị gió đẩy lệch đường

Với thông tin hiện có, chuyên gia dự đoán đường đi của quả khí cầu Trung Quốc "đi lạc" vào Mỹ. Họ cũng chỉ ra điểm khác của vật này với khí cầu nghiên cứu khí tượng thông thường.

Tuấn Đạt

Bạn có thể quan tâm