Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Vì sao khinh khí cầu khổng lồ của Trung Quốc bị gió đẩy lệch đường

Với thông tin hiện có, chuyên gia dự đoán đường đi của quả khí cầu Trung Quốc "đi lạc" vào Mỹ. Họ cũng chỉ ra điểm khác của vật này với khí cầu nghiên cứu khí tượng thông thường.

khinh khi cau trung quoc anh 1

AP dẫn thông cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 3/2 rằng khinh khí cầu mà Lầu Năm Góc nghi dùng để do thám chỉ là khinh khí cầu dân sự, chủ yếu là nghiên cứu khí tượng.

Tuyên bố từ phía Trung Quốc cho hay khinh khí cầu trên có khả năng điều hướng hạn chế, do đó bị gió đẩy lệch khỏi lộ trình ban đầu. Bắc Kinh lấy làm tiếc khi nó vô tình tiến vào không phận Mỹ.

Trong tuyên bố sáng 6/2, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tiếp tục khẳng định đây chỉ là thiết bị dân sự, cho rằng quyết định bắn hạ khinh khí cầu của Mỹ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quan hệ hai nước.

BBC đã xem xét các đới gió chính và lập mô hình dữ liệu theo dõi và dự đoán đường đi của khí cầu này, nhằm xem xét khả năng vật này “đi lạc” có khả thi hay không.

Không giống khí cầu nghiên cứu khí tượng thông thường?

Khí cầu Trung Quốc được theo dõi khi di chuyển qua lãnh thổ Canada, trước khi xuất hiện ở thành phố Billings của Montana hôm 1/2. Tại đây, người dân thành phố đã nhìn thấy vật này trên bầu trời.

Giới chức Mỹ cho biết họ đã theo dõi khinh khí cầu trên khắp không phận nước này bằng máy bay có người lái, và khi nó bay qua các khu vực quân sự nhạy cảm.

Trung Quốc khẳng định gió Tây ôn đới đã thổi bay thiết bị “có khả năng điều khiển hạn chế” khỏi lộ trình dự kiến.

Chuyên gia Simon King từ BBC Weather cho hay ở phía bắc Thái Bình Dương giữa Trung Quốc và Bắc Mỹ, đới gió thịnh hành là gió Tây ôn đới (thổi từ tây sang đông).

“Trong những ngày gần đây, tốc độ gió trên độ cao 9.000-12.000 m ở khu vực này của Thái Bình Dương là 240 km/h hoặc nhanh hơn. Tốc độ gió ở độ cao như vậy tại khu vực này không có gì bất thường”, ông nói.

Vị chuyên gia nói các đới gió ở bắc Thái Bình Dương trong vài ngày qua sẽ đẩy quả khí cầu theo hướng tây bắc đến Alaska, và sau đó là hướng tây nam qua Canada đến Montana.

"Hầu hết khinh khí cầu nghiên cứu khí tượng bay cao lên khoảng 30.000 m và sau đó nổ tung trong vài giờ, với thiết bị rơi xuống đất bằng dù. Thật kỳ lạ khi một khí cầu nghiên cứu khí tượng tồn tại tính bằng ngày như vậy”, ông cho hay.

khinh khi cau trung quoc anh 2

Cấu tạo của khinh khí cầu được cho là loại khinh khí cầu Trung Quốc bay trên không phận Mỹ. Đồ họa: Washington Post. Việt hóa: Trần Hoàng.

Trong khi đó, theo TIME, chuyên gia cho rằng các đặc điểm của quả khí cầu này không giống khí cầu nghiên cứu khí tượng thông thường từng được biết đến. Jonathan Porter - nhà khí tượng học tại Accuweather - giải thích khí cầu này gây chú ý bởi kích thước khổng lồ.

Một quả khí cầu nghiên cứu khí tượng điển hình tăng dần kích thước khi bay, bắt đầu rộng khoảng 1,8 và mở rộng tới đường kính khoảng 6 m. Trong khi đó, quan chức Mỹ nói quả khí cầu lần này có bề ngang khoảng 27 m, tương đương 3 chiếc xe buýt.

“Các loại khí cầu nghiên cứu khí tượng được phóng 2 lần/ngày từ văn phòng Dịch vụ Thời tiết thường chỉ có một hộp nhỏ cảm biến nhiệt độ, cảm biến độ ẩm, cảm biến áp suất và một máy phát nhỏ”, Alexandra Anderson-Frey - giáo sư khoa học khí quyển tại Đại học Washington (Mỹ) - nói. "Dựa trên những bức ảnh hiện có, trên khí cầu này rõ ràng là có nhiều thiết bị hơn".

Không chỉ vậy, Lầu Năm Góc cho biết khinh khí cầu dường như “di chuyển ở độ cao cao hơn nhiều so với giao thông hàng không thương mại”.

“Vật này đã di chuyển ở khoảng cách xa hơn nhiều so với những khí cầu nghiên cứu khí tượng tiêu chuẩn. Chúng bay tới một địa điểm cụ thể và bay lên cao, và thế là hết”, ông Porter nói. “Chúng không di chuyển quãng đường lớn, vì vậy tôi nghĩ có sự khác biệt khá lớn giữa khí cầu nghiên cứu khí tượng điển hình và quả khí cầu này”.

Giáo sư Anderson-Frey nói mặc dù Trung Quốc nổi tiếng là giữ kín nghiên cứu công nghệ, điều này chưa đủ để giải thích những điểm khác biệt của khí cầu bay trên đất Mỹ.

Bà nói toàn cầu gần như nhất quán công nghệ thời tiết, vì vậy ý ​​tưởng Trung Quốc nâng cấp khí cầu nghiên cứu khí tượng mạnh tới vậy rất đáng ngạc nhiên.

“Công nghệ thời tiết hiện tại đã được sử dụng trong thời gian rất dài. Cảm biến có thể phức tạp hơn một chút, nhưng gần như không thay đổi kể từ những năm 1970-1980”, bà nói. “Tôi chưa biết thông tin nào về sự phát triển hoàn toàn mới trong lĩnh vực thời tiết ở khía cạnh công nghệ”.

Ngoài ra, theo tiến sĩ Marina Miron - nhà nghiên cứu quốc phòng tại Đại học King's College London (Anh), khinh khí cầu này có thể phức tạp hơn những gì Trung Quốc tuyên bố.

“Một người trên mặt đất có thể điều khiển khinh khí cầu. Họ có thể tăng hoặc giảm độ cao của khinh khí cầu để nó đón các luồng gió khác nhau đang dịch chuyển theo nhiều hướng”, bà nói. “Ngoài ra, cũng có thể làm cho nó nán lại một điểm thu thập dữ liệu. Đây là điều có thể làm với khinh khí cầu mà không thể với vệ tinh”.

Khí cầu này có lộ trình như thế nào?

Lộ trình của khinh khí cầu này vẫn còn là bí ẩn. BBC không có dữ liệu theo dõi lộ trình, nên đã xem xét dựa trên các nguồn thông tin khác. Một kỹ thuật được sử dụng để ước tính đường đi của các vật thể ở độ cao lớn là sử dụng mô hình dựa trên tốc độ và hướng gió.

khinh khi cau trung quoc anh 3

Mô hình dự đoán đường đi của khinh khí cầu. Đồ họa: BBC.

Cục Đại dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ (NOAA) đã phát triển mô hình như vậy (gọi là HYSPLIT) dựa trên tốc độ gió ở độ cao trên 14.000 m.

"Mục đích chính là tìm ra sự dịch chuyển và sự phân tán những thứ như chất gây ô nhiễm và vật liệu nguy hiểm trong khí quyển. Mô hình cũng hoạt động ngược - được gọi là quỹ đạo ngược - giúp chúng ta tìm hiểu mọi thứ trong không khí như chất ô nhiễm, tro hoặc vật liệu khác đến từ đâu”, ông Simon King nói.

"Trong trường hợp khinh khí cầu bay qua Mỹ, quỹ đạo ngược này có thể cho biết dòng chảy mang theo khí cầu bắt nguồn từ đâu, bằng cách phân tích hướng và tốc độ gió, nơi nó sẽ đi trong tương lai", ông nói thêm.

Nhà khí tượng học Mỹ Dan Satterfield đã sử dụng mô hình này để tính toán lộ trình khả thi mà khinh khí cầu đã đi. Bắt đầu từ Montana vào ngày 1/2, dựa trên dữ liệu gió, ông ước tính quỹ đạo ngược, và có khả năng khinh khí cầu bắt nguồn từ miền Trung Trung Quốc.

Tuy nhiên, BBC nhấn mạnh đây không phải là con đường thực tế mà khinh khí cầu đã đi, mà là phân tích dựa trên mô hình do NOAA phát triển. Các quan chức quốc phòng ước tính khinh khí cầu đã đi qua Thái Bình Dương, từ Trung Quốc đến Alaska đến Canada, trước khi đến lục địa Mỹ.

Đọc để hiểu rõ hơn lịch sử nước Mỹ

Mục Thế giới giới thiệu cuốn sách "Lẽ thường" - cuốn sách của tác giả Thomas Paine được xuất bản lần đầu vào năm 1776 và đã có vai trò quan trọng trong thời kỳ lập quốc của Mỹ. Cho đến hôm nay, cuốn sách vẫn còn nguyên giá trị lịch sử đối với những ai quan tâm đến lịch sử nước Mỹ.

Tâm điểm chú ý sau khi Mỹ bắn hạ khinh khí cầu Trung Quốc

Việc khí cầu Trung Quốc bay vào không phận Mỹ thổi bùng tranh cãi mới trong bối cảnh cả hai nước đang tìm cách hạ nhiệt mối quan hệ vốn đã nhiều xung đột.

Trung Quốc nói Mỹ làm tổn hại quan hệ khi bắn rơi khinh khí cầu

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng quyết định bắn hạ khinh khí cầu của Mỹ đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến quan hệ hai nước, tiếp tục khẳng định đây chỉ là thiết bị dân sự.

Phương Linh

Bạn có thể quan tâm