Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mỹ gia tăng thách thức yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông

Hoạt động đảm bảo tự do hàng hải của hải quân Mỹ ở Biển Đông và eo biển Đài Loan nhằm thách thức các yêu sách của Trung Quốc đã tăng mạnh trong hai năm qua, dưới thời ông Trump.

Theo dữ liệu của hải quân Mỹ, vào năm 2019, tàu chiến đã 10 lần đi đến gần các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đòi chủ quyền phi pháp. Hoạt động này cũng diễn ra 10 lần vào năm 2020, gấp đôi số lượng hàng năm kể từ năm 2014, AP đưa tin.

Các tàu hải quân Mỹ cũng đi qua eo biển Đài Loan 13 lần vào năm 2020, con số cao nhất trong 14 năm qua.

Sự gia tăng hoạt động của hải quân Mỹ cho thấy Mỹ dưới thời chính quyền ông Trump có quan điểm cứng rắn với Trung Quốc. Đó cũng là nỗ lực của Lầu Năm Góc nhằm chống lại hoạt động quân sự mở rộng của Bắc Kinh.

My gia tang thach thuc Trung Quoc anh 1

Một chiếc F/A-18E Super Hornet đáp xuống tàu sân bay USS Ronald Reagan, phía xa là tàu sân bay USS Nimitz, ở Biển Đông vào tháng 7/2020. Ảnh: Hải quân Mỹ.

Các chuyến tuần tra của hải quân là một trong những cách quân đội Mỹ có thể thách thức tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc mà không gây ra xung đột thực sự.

Tuy nhiên, mức độ hiện diện của hải quân Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương gia tăng đáng kể dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump đặt ra câu hỏi về kế hoạch của chính quyền Biden.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin và Ngoại trưởng Antony Blinken trong tuần này có chuyến thăm châu Á để củng cố mối quan hệ với các đồng minh.

Để thách thức các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông, tàu của Mỹ tiến hành hoạt động “tự do hàng hải”, đi vào vùng biển quốc tế mà Trung Quốc đòi yêu sách phi lý.

Trong năm 2021, Mỹ đã hai lần cho tàu vào Biển Đông thực hiện các hoạt động này, lần gần đây nhất vào ngày 17/2.

“Các yêu sách hàng hải bất hợp pháp ở Biển Đông là mối đe dọa nghiêm trọng đối với các quyền tự do trên biển, bao gồm tự do hàng hải và hàng không, tự do thương mại và hoạt động giao thương không bị cản trở cùng cơ hội kinh tế cho các quốc gia ven Biển Đông”, Hạm đội 7 của hải quân Mỹ cho biết vào tháng trước, khi tàu khu trục USS Russell đi vào Biển Đông.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng không hài lòng với mối quan hệ giữa Mỹ và Đài Loan. Việc Mỹ cho tàu đi qua eo biển Đài Loan, nơi ngăn cách Trung Quốc và hòn đảo này, bị Bắc Kinh coi là hành động khiêu khích.

Mỗi hai năm trong nhiệm kỳ của cựu Tổng thống Obama, tàu Mỹ đi qua eo biển Đài Loan khoảng 12 lần trong bối cảnh Mỹ chuyển hướng sang châu Á sau nhiều năm tập trung vào Trung Đông.

Trong hai năm đầu tiên ông Trump nắm quyền, Mỹ chỉ có một số hoạt động qua eo biển Đài Loan. Tuy nhiên, số chuyến hải hành tăng lên thành 9 lần vào năm 2019 và 13 lần vào năm 2020.

Năm 2021, tàu Mỹ đã hai lần đi qua eo biển Đài Loan, lần gần nhất do tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS John Finn thực hiện vào ngày 10/3.

'Bộ Tứ' trở thành trọng tâm trong chiến lược châu Á của Mỹ

Cuộc họp thượng đỉnh giữa lãnh đạo của Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia cho thấy sự quyết tâm của ông Biden trong việc đưa "Bộ Tứ" thành trọng tâm trong chính sách châu Á.

Anh ưu tiên Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương để đối phó Trung Quốc

Chính phủ Anh ngày 16/3 sẽ công bố việc mở rộng ảnh hưởng ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và duy trì quan hệ bền chặt với Mỹ trong đánh giá chính sách ngoại giao hậu Brexit.

Như Trần

Bạn có thể quan tâm