Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mỹ đưa máy bay ném bom chiến lược B-1 trở lại đảo Guam

Vài tuần sau khi Không quân Mỹ kết thúc 16 năm máy bay ném bom liên tục hiện diện tại đảo Guam, máy bay ném bom B-1 của Mỹ lại được đưa trở về đảo này.

Chương trình triển khai tạm thời này được thiết kế để khiến đối thủ của Washington không đoán được hỏa lực của Mỹ sẽ ở đâu và khi nào, theo CNN.

Không quân Thái Bình Dương của Mỹ (PACAF) công bố hôm 1/5 rằng bốn chiếc máy bay ném bom B-1 đã đến căn cứ không quân Andersen trên đảo Guam để huấn luyện và thực hiện "nhiệm vụ răn đe chiến lược" trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

B-1 den Thai Binh Duong anh 1

Máy bay ném bom chiến lược B-1 Lancer của không quân Mỹ. Ảnh: CNN.

Các máy bay ném bom chiến lược B-1 Lancer được triển khai từ căn cứ không quân Dyess ở Texas theo kế hoạch được không quân gọi là phi đội ném bom đặc nhiệm.

Đây là kế hoạch di chuyển các máy bay chiến đấu khổng lồ của Mỹ đến các điểm trên khắp thế giới để chứng minh "tính không thể dự đoán của chiến dịch", Không quân Mỹ tuyên bố.

Không quân không nói các máy bay ném bom sẽ ở đảo Guam trong bao lâu.

Các nhà phân tích nói chiến thuật này giúp các lực lượng Mỹ khó trở thành mục tiêu hơn so với việc giữ chúng tại các căn cứ cụ thể như việc máy bay ném bom liên tục hiện diện ở đảo Guam.

Ông Timothy Heath, nhà nghiên cứu quốc phòng cấp cao của tập đoàn RAND cho biết: "Tính nhất quán và dễ dự đoán của việc triển khai máy bay ở đảo Guam đã làm gia tăng các lỗ hổng trong chiến dịch. Một chiến lược gia trong quân đội Trung Quốc có thể dễ dàng vạch ra cách phá hủy máy bay ném bom do sự hiện diện rõ ràng của chúng”.

Kể từ khi rút máy bay ném bom B-52 khỏi đảo Guam vào ngày 17/4, Mỹ đã triển khai máy bay B-1 đến Thái Bình Dương từ các căn cứ ở Mỹ.

Hai chiếc B-1 từ căn cứ không quân Ellsworth ở South Dakota đã bay 32 giờ đến tuần hành ở Biển Đông và trở lại vào hôm 23/4.

Đầu tháng 4, không quân triển khai hai chiếc B-1 từ căn cứ South Dakota tới Nhật Bản trong chuyến bay dài 30 giờ. Hai máy bay này đã hợp tác với máy bay chiến đấu F-15 và F-2 của Nhật Bản, cũng như máy bay phản lực F-16 của Mỹ, trong một bài tập huấn luyện, Không quân cho biết.

Khi thông báo về việc triển khai B-1 đến đảo Guam, Trung tá Frank Welton, người điều hành lực lượng hoạt động của PACAF, đã ca ngợi khả năng mang theo vũ khí mạnh hơn so với máy bay B-52 của máy bay B-1.

"B-1 có thể mang theo LRASM (Tên lửa hành trình chống hạm), đem lại cho nó khả năng chống hạm và phản công tiên tiến", ông Welton tuyên bố.

Không quân cho biết sự trở lại của B-1 trên đảo Guam đánh dấu sự hiện diện lần đầu của máy bay này ở Thái Bình Dương kể từ năm 2017.

Các nhà phân tích nói rằng việc triển khai những chiếc B-1 ở Thái Bình Dương sẽ trở nên thường xuyên hơn.

"Chúng tôi đưa máy bay ném bom đến đảo Guam định kỳ", ông Carl Schuster, cựu giám đốc Trung tâm tình báo chung của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ cho biết. "Máy bay B-1 sẽ tham gia tập trận với các đồng minh và đối tác của chúng tôi. Đôi khi, những máy bay này sẽ tiếp tục đến Ấn Độ Dương qua Biển Đông".

Sự khó lường của việc triển khai ngẫu nhiên các máy bay "sẽ làm quá trình phán đoán của các đối thủ trở nên phức tạp", ông Schuster nói.

Hành trình 32 giờ của phi cơ B-1B từ Mỹ bay đến tuần tra Biển Đông

Hai máy bay ném bom chiến lược B-1B Lancer trải qua hành trình liên tục kéo dài 32 giờ để bay thẳng từ Mỹ đến tuần tra trên Biển Đông.

Hai máy bay ném bom chiến lược Mỹ bất ngờ tuần tra ở Biển Đông

Hai máy bay ném bom chiến lược B-1B Lancer thực hiện chuyến bay tuần tra từ lục địa Mỹ đến Biển Đông, thể hiện khả năng làm nhiệm vụ trên toàn cầu của Không quân Mỹ.

Như Trần

Bạn có thể quan tâm