Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mỹ ‘chìa cành ô liu’ với phe đối lập Syria

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken xác nhận rằng nước này đã trực tiếp liên lạc với nhóm vũ trang đối lập HTS, dù HTS bị liệt vào danh sách tổ chức khủng bố của Washington.

Một nhóm người dân tại thủ đô Damascus, Syria ăn mừng khi chính quyền Tổng thống al-Assad sụp đổ. Ảnh: New York Times.

Một tuần sau khi chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad bị lật đổ, Ngoại trưởng Mỹ Blinken ngày 14/12 công khai xác nhận việc Washington đang trực tiếp trao đổi với Hayat Tahrir al-Sham (HTS), tổ chức vũ trang đối lập vừa giành quyền kiểm soát tại Syria. Đây là lần đầu tiên Washington chính thức xác nhận việc liên lạc với tổ chức đã bị nước này liệt vào danh sách khủng bố từ vài năm trước.

Ngoại trưởng Blinken đưa ra phát biểu trên sau khi tham dự cuộc họp tại Aqaba, Jordan, cùng ngoại trưởng các nước Jordan, Saudi Arabia, Iraq và Ai Cập, cũng như các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc và Liên minh châu Âu.

“Cành ô liu” từ nước Mỹ

“Chúng tôi đã và đang liên hệ với HTS và các bên khác” tại Syria, ông Blinken nói.

Cụ thể, ông tiết lộ Mỹ đã truyền đạt và kêu gọi HTS tuân thủ bộ nguyên tắc lãnh đạo trong đó có nguyên tắc tôn trọng nhân quyền và từ bỏ chủ nghĩa cực đoan. Phía Mỹ cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tìm kiếm và trao trả Austin Tice, nhà báo tự do người Mỹ bị bắt cóc ở Syria vào 7 năm trước.

Syria anh 1

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken trong buổi họp hôm 14/12 với bộ trưởng Ngoại giao các nước Ả-rập tại Jordan. Ảnh: Reuters.

Tiết lộ với New York Times, một quan chức cấp cao giấu tên của Mỹ cho biết chính quyền Tổng thống Biden đã thiết lập hai kênh liên lạc riêng biệt để trao đổi với lực lượng đối lập vừa lên nắm quyền tại Syria. Kênh thứ nhất được thiết lập ngay sau khi ông Assad rời Syria và sang Nga hôm 8/12, còn kênh thứ hai được mở gần đây nhằm hỗ trợ tìm kiếm nhà báo Tice.

Quyết định thiết lập kênh liên lạc trực tiếp với tổ chức bị gắn mác khủng bố sẽ đặt chính quyền Tổng thống Joe Biden vào tình thế nhạy cảm, nhưng một số quan chức Mỹ nói rằng HTS đang trở nên ôn hòa hơn, có thể sẽ điều hành Syria theo cách phù hợp với các giá trị của Mỹ. Dẫu vậy, Washington cho rằng vẫn còn quá sớm để gạch tên HTS ra khỏi danh sách khủng bố.

“Điều quan trọng nhất vẫn là hành động, hành động một cách liên tục”, ông Blinken nói.

Trước mắt, các quan chức trong chính quyền ông Biden tin rằng việc trao đổi có thể đóng vai trò quan trọng giúp định hướng hành vi của lực lượng này.

Phản ứng từ khu vực

Sự sụp đổ của chính quyền Tổng thống Assad được cho là sẽ mang lại cơ hội mới cho Syria. Sau cuộc họp đa phương tại Aqaba hôm 14/12, Mỹ và các bên tham gia đã ra tuyên bố chung, nhấn mạnh rằng Syria "cuối cùng cũng có cơ hội chấm dứt hàng thập kỷ bị cô lập”.

Văn bản này kêu gọi thành lập chính phủ bao trùm, tách biệt với tôn giáo, tôn trọng quyền phụ nữ và các nhóm thiểu số, không dung túng cho các tổ chức khủng bố, và không gây nguy hại cho các nước láng giềng. Nhóm cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo tự do đi lại cho người tị nạn trở về, bảo vệ an toàn cho nhân viên ngoại giao nước ngoài, và tiêu hủy hoàn toàn các loại vũ khí hóa học nào còn sót lại.

Syria anh 2

Người dân tại Idlib, Syria khắc phục thiệt hại tại tòa nhà dân cư và trường mẫu giáo bị không kích trong những ngày cuối cùng trước khi chính quyền cũ sụp đổ. Ảnh: New York Times.

Các quốc gia trong khu vực như Thổ Nhĩ Kỳ, Israel và Iran cũng đang tìm cách tận dụng tình hình để củng cố vị thế.

Thổ Nhĩ Kỳ, nước ủng hộ HTS, đã bắt đầu tăng cường ảnh hưởng tại Syria. Ankara dự kiến mở lại Đại sứ quán tại Damascus sau 13 năm tạm dừng hoạt động, đồng thời tiến hành các chiến dịch quân sự ở phía bắc Syria để chống lại lực lượng người Kurd ở Syria. Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ, Hakan Fidan, thậm chí tái khẳng định mục loại bỏ hoàn toàn lực lượng YPG - lực lượng dân quân người Kurd bị Ankara coi là mối đe dọa.

Trong khi đó, Iran, đồng minh của ông Assad, đối mặt với nguy cơ bị suy yếu tầm ảnh hưởng tại Syria. Các nhà quan sát khu vực kỳ vọng Iran sẽ tập trung hơn vào các vấn đề nội bộ thay vì tiếp tục can thiệp vào Trung Đông thông qua các lực lượng ủy nhiệm.

Về phía Israel, nước này đã tận dụng khoảng trống quyền lực tại Syria để tiến hành hàng loạt vụ không kích nhằm vào các kho vũ khí và cơ sở quân sự, đồng thời chiếm thêm lãnh thổ gần vùng đệm Cao nguyên Golan. Damascus đã lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ và kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc buộc Israel tôn trọng luật pháp quốc tế.

Vấn đề Trung Đông

Mục Thế giới giới thiệu cuốn sách "Châu Phi - Trung Đông: Những vấn đề chính trị và kinh tế nổi bật". Cuốn sách giới thiệu cuộc cải cách thể chế chính trị và kinh tế ở châu Phi và Trung Đông từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay. Cuốn sách bao trùm nhiều vấn đề về sắc tộc, khả năng giải quyết mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, chính sách của các nước lớn, dầu mỏ, khí đốt ở hai khu vực này,...

Israel vẫn không kích dù phía Syria đã tuyên bố không đối đầu

Israel đã thực hiện hàng chục cuộc không kích nhằm vào Syria trong đêm, dù lãnh đạo lực lượng đối lập Hayat Tahrir al-Sham (HTS) tuyên bố không muốn đối đầu.

Lực lượng đối lập Syria phát hiện ổ ‘ma dược’ Captagon

Lực lượng đối lập Syria đã phát hiện ra trung tâm phân phối Captagon lớn ở Syria, tiết lộ bí mật về hoạt động buôn bán loại ma túy bất hợp pháp này.

Lãnh đạo phe nổi dậy Syria lên tiếng

Lãnh đạo phe nổi dậy đang kiểm soát Syria Abu Mohammed al-Jolani vừa đưa ra cam kết mạnh mẽ về việc ngăn chặn nguy cơ xung đột mới tại đất nước này.

Lạc Chi

Bạn có thể quan tâm