Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Muốn sớm có cơ chế đặc thù song TP.HCM vẫn chưa trình hồ sơ

Chủ tịch Quốc hội cho biết TP.HCM muốn trình đề xuất về cơ chế chính sách đặc thù cho địa phương trong kỳ họp bất thường diễn ra vào tháng 1/2023 nhưng đến nay, hồ sơ vẫn chưa có. 

Phát biểu khai mạc phiên họp thứ 18 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 13/12, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết phiên họp kéo dài 4 ngày (13-16/12) nhằm xem xét, cho ý kiến đối với hai nhóm vấn đề.

Nhóm thứ nhất, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến và quyết định 8 nội dung thuộc thẩm quyền theo công việc thường xuyên, theo chức năng và nhiệm vụ được giao.

Trong đó, nhiều nội dung được dư luận quan tâm như việc xem xét, lấy ý kiến người dân về dự án Luật Đất đai (sửa đổi); xem xét, quyết định việc bổ sung kinh phí mua bù gạo dự trữ quốc gia.

Phiên họp cũng sẽ xem xét, phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng về việc bổ nhiệm và miễn nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước CHXH Việt Nam.

Riêng với việc lấy ý kiến người dân về dự án Luật Đất đai (sửa đổi), ông Huệ cho biết sẽ xem xét nội dung, cách thức và thời gian xin ý kiến.

Theo đó, thời gian xin ý kiến người dân về dự án này rơi vào dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán, nên có thể xem xét nới thêm để đảm bảo yêu cầu thực chất và hiệu quả.

co che dac thu TP.HCM anh 1

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thông qua chương trình làm việc tại phiên họp thứ 18 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh: Phạm Thắng.

Nhóm nội dung thứ hai, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp bất thường lần thứ 2 của Quốc hội khóa XV (dự kiến ngày 5-10/1/2023).

Theo đó, các vấn đề được cho ý kiến bao gồm: Quy hoạch tổng thể quốc gia; giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi); tổng kết, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết 30 của kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV và đề xuất một số cơ chế, chính sách về y tế...

Đồng thời, nếu Chính phủ chuẩn bị kịp hồ sơ, Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về giải pháp xử lý vướng mắc bất cập tại một số trạm thu phí, dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức BOT.

Ngoài ra, một số nội dung khác cần trình Quốc hội tại kỳ họp bất thường lần 2 (nếu có) cũng sẽ được xem xét. Trong đó, Chủ tịch Quốc hội nhắc trường hợp TP.HCM cùng các bộ, ngành, Chính phủ trình hồ sơ đề xuất về cơ chế chính sách đặc thù cho TP.HCM nhưng đến nay, hồ sơ vẫn chưa có.

Chủ tịch Quốc hội cho biết trong số các vấn đề được thảo luận, nội dung quan trọng nhất là cho ý kiến về Quy hoạch tổng thể quốc gia giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn 2050. Đây là nhiệm vụ được đặt ra theo quy định của Luật Quy hoạch 2017 và chưa có tiền lệ.

Do đó, nội dung trên được đánh giá là "mới và khó", đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và công phu vì đây là quy hoạch cấp cao nhất chi phối các quy hoạch khác.

Về dự án Luật Khám, chữa bệnh (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội cho biết phiên họp sẽ thảo luận để thống nhất xem dự án này đã đủ điều kiện trình, xem xét.

"Nếu dự thảo này được trình sớm, các cơ quan sẽ có thêm nửa năm so với dự kiến để ban hành các Nghị định", Chủ tịch Quốc hội nói và cho biết dự án này rất quan trọng, liên quan đến vấn đề xã hội hóa, tài chính của cơ sở khám chữa bệnh.

Đồng thời, người dân quan tâm về quy trình đào tạo, cấp phép các chuyên gia và bác sĩ sau khi sinh viên tốt nghiệp đại học y do việc này liên quan đến tính mạng, sức khỏe. Do đó, dự thảo lần này sẽ làm rõ vai trò của cơ quan quản lý Nhà nước và tổ chức nghề nghiệp về vấn đề trên.

Trong phiên khai mạc sáng nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh về trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân.

Tủ sách Xã hội giới thiệu những cuốn sách hay và mới về các chủ đề từ thời sự, chính trị, đến giao thông, hạ tầng... Tủ sách đồng thời cung cấp nhiều kiến thức, dữ liệu để độc giả hiểu nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.

TP.HCM muốn trình Quốc hội cơ chế đặc thù mới tại kỳ họp bất thường

Tại cuộc làm việc với Thủ tướng, TP.HCM đề nghị trình Quốc hội xem xét, cho thí điểm chính sách mới thay thế Nghị quyết 54 tại kỳ họp bất thường sắp tới.

Ông Phan Văn Mãi: TP.HCM muốn có thêm nhiều cơ chế

TP.HCM xin thí điểm thực hiện các cơ chế mới, mô hình mới mà pháp luật hiện hành chưa có quy định hoặc đã có nhưng không còn phù hợp, nhằm tăng sự chủ động, tự chủ cho thành phố.

Bộ trưởng TNMT giải trình quy định đánh thuế cao người nhiều nhà đất

Trước ý kiến cho rằng cần quy định nguyên tắc đánh thuế với người sử dụng nhiều đất đai hơn so với hạn mức, Bộ TNMT cho biết việc này sẽ được thể chế trong pháp luật về thuế.

Mỹ Hà

Bạn có thể quan tâm