Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Mọt sách và những kiểu đọc không giống ai

Có muôn hình, vạn trạng cách đọc sách. Người nằm đọc, kẻ vừa đi vừa đọc... nhưng trên hết đó đều là những "con mọt" yêu tri thức.

Mot sach anh 1

Với những người mê sách, việc đọc hàng ngày cũng như "cơm bữa", không thể thiếu. Quanh chuyện đọc của những "mọt sách", nếu để ý, ta cũng thấy có nhiều kiểu thưởng thức, đọc sách khác nhau. Có thể khái quát thành những kiểu đọc được trình bày dưới đây.

Mặc kệ ồn ào xung quanh

Kiểu đọc này bắt gặp ở những người mê sách, coi sách, sự đọc là trước nhất và trên hết.

Khi đã cầm cuốn sách trên tay thì nội dung, câu chữ trong sách là trung tâm, những gì đang diễn ra ngay bên cạnh hay xa xôi dù có sôi động, ồn ào đến thế nào đi chăng nữa, dù có lọt qua màng nhĩ để thẩm thấu đến tận trí não, cũng không chen chân vào được vùng sáng của tri thức đang tiếp nhận qua những trang giấy được lật mở.

Mot sach anh 2

Nhâm nhi ly cà phê và thả hồn vào những trang sách. Ảnh: Trần Đình Ba.

Nếu tình cờ ta vào một quán cà phê nào đó... vô tình bắt gặp ai đó đang nhâm nhi ly cà phê cùng những trang sách cầm trên tay mê mải, gặm nhấm những con chữ say mê, thì đích thị là những mọt sách ở dạng "mặc kệ" mọi thứ.

Không gian dẫu có ồn ào, người người có tán gẫu, chuyện phiếm đủ thứ trên đời cũng chẳng lấy làm phiền, vì với người yêu sách lúc đó, nội dung của cuốn sách, dù là tiểu thuyết hay sách khoa học, vẫn hấp dẫn và chi phối gần như hoàn toàn tâm trí họ. Ngoại cảnh không dễ tác động để làm cho họ phân tâm.

Chính lúc tập trung cao độ cho sách ấy, người đọc bay bổng trong bể tri thức, cùng vui buồn với những trang sách họ đang lần mở mà dường như quên luôn cả không gian xung quanh.

Và ở chiều ngược lại, dường như với những người xung quanh lúc ấy, kẻ mê đọc này như người ngoài hành tinh vậy.

Đọc sách trong không gian... không tưởng

Bạn từng một lần trong đời cầm cuốn sách, ngồi lì cả mấy chục phút, thậm chí cả tiếng trong... toilet chưa?

Đừng ngạc nhiên nếu có ai làm việc đó. Nó cũng như khi ta rửa bát hay đang tắm, mà vẫn tự nhiên hát nghêu ngao, bay bổng và đó là lúc mà giọng hát của ta tự nhiên nhất, hay nhất có thể.

Toilet lúc này không còn đơn thuần là nơi giải quyết những bức bối của phần sinh học trong con người nữa, mà hơn cả thế, nó như một phòng đọc yên tĩnh, đầy tính cá nhân, là không gian riêng mà chắc chắn là chẳng ai tiện xâm phạm, dĩ nhiên nếu đó không phải là nhà vệ sinh công cộng.

Những con mọt khi ham sách, chỉ cần một không gian riêng tư để thưởng thức món ăn bằng chữ bất chấp không gian.

Mọt sách tìm được ở đó không gian riêng mình làm chủ, có thể lần giở những trang sách yêu thích và tự do suy nghĩ.

Bạ đâu đọc đó

Thói bạ đâu đọc đó nói theo kiểu ngôn ngữ dân gian ấy là "đọc tạp", hoặc đúng hơn là "đọc bất chấp". Ví dụ như trường hợp đọc trong... toilet, nơi quán cà phê được nói tới ở trên chỉ là một vài biểu hiện mà thôi.

Mọt sách còn đọc tùy tiện bất chấp không gian và thời gian nữa. Có người yêu sách quá, đang đọc mà không muốn dứt cốt truyện trong sách, sẽ tìm mọi cách để vừa đọc, vừa làm những việc khác song hành.

Chẳng hạn đến giờ ăn cơm, "mọt" có thể miệng và cơm, gắp cá, nhưng mắt thì lại dán vào trang sách đang để trên một vế đùi, hoặc kê một bên bàn ăn để không bị đứt quãng cuốn sách hay.

Mot sach anh 3

Khi đã quá ham, thì con mọt vẫn đọc bất chấp đường gập ghềnh. Ảnh: Trần Đình Ba.

Có "mọt" vì cốt truyện hấp dẫn nên đọc liền một lèo, dẫu có đến giờ "gà lên chuồng" kiểu chập choạng tối, trời nhá nhem cũng chẳng đoái hoài, mặc kệ việc thiếu ánh sáng, kệ mắt đã mỏi.

Chiêm nghiệm từ bản thân người viết, từng đọc Bỉ vỏ xuyên đêm cho đến khi hết, hoặc gần đây cầm Bãi vàng, đá quý, trầm hương đọc tới sáng bạch không ngủ.

Kiểu bạ đâu đọc đó cũng là kiểu đọc... kệ thiên hạ. Ai muốn làm gì thì làm, riêng ta làm bạn với sách mà thôi. Thế nên đừng ngạc nhiên nếu trên xe buýt, tàu điện ta thấy ai đó chúi mũi vào cuốn sách. Thậm chí có người ngồi sau xe máy vẫn tranh thủ giở sách mà đọc.

Lúc này, cuốn sách phải hấp dẫn lắm mới làm người đọc ham mà không muốn dứt ra khỏi nội dung đang đọc. Nhưng nhược điểm lớn nhất của kiểu đọc ngồi trên xe này là xe rung lắc nên người đọc khá mỏi mắt, và mắt vừa đọc, mà tay lại phải cầm sách sao cho cân để tránh tối thiểu cuốn sách bị rung nữa.

Những "mọt sách" cũng thường bị sách quyến rũ về đêm. Khi đó không khí của một ngày sôi động đã lắng lại, thiên hạ chìm vào giấc ngủ sâu, sự tĩnh lặng của không gian đêm thực sự thích hợp để những tín đồ sách vở lần giở trang sách yêu thích của mình nếu không phải nơi bàn ghế ở phòng làm việc, phòng khách thì cũng có thể là... trên giường ngủ.

Tay cầm cuốn sách, thân ở tư thế nằm hoặc nửa nằm nửa ngồi, dù một lúc sau mỏi tay mệt mắt, nhưng cái thú được làm chủ không gian tĩnh mịch cùng tiếng sột soạt của những trang sách yêu thích sẽ đánh bay mọi thứ. Để rồi khi mắt mỏi quá, "cú đêm" có thể buông sách và ngủ gục lúc nào không hay.

Đọc sách như thưởng trà đạo

Đừng ngỡ việc đọc sách được nâng lên tầm nghệ thuật kiểu như ngắm hoa, thưởng trà chỉ những ẩn sĩ tiên phong đạo cốt thời xưa mới có đâu. Hãy xem trong ký ức của Huy Cận ghi lại nơi Hồi ký song đôi để cảm nhận. Có lần, nhà thơ của Tràng giang đã thắp hương mà đọc sách đầy cung kính.

Mot sach anh 4

Thi sĩ Đông Hồ. Ảnh tư liệu.

“Khi tôi đang thực tập kỹ sư ở đồn điền canh nông trên tỉnh Tuyên Quang (1941) thì tôi nhận được quyển Thi nhân Việt Nam (trong đó bài anh [Hoài Thanh] viết về tôi rất đằm thắm, thiết tha, sâu sắc biểu hiện một sự đồng cảm từ đáy lòng). Nhận được sách, tôi đã thắp một nén hương để đọc, vì cái câu của Nguyễn Du anh để ở đầu trang sách làm tiêu đề 'Của tin gọi một chút này làm ghi'”.

Với thi sĩ của non nước Hà Tiên như Đông Hồ, lối sống trầm mặc của một nho sĩ chuộng áo dài khăn đóng, việc đọc sách cũng phải là một nét văn hóa thanh tao nho nhã, không phải cầm cuốn sách lên tay là xong ngay được.

Trong một cuốn sách khác cũng nói đến việc Đông Hồ Lâm Tấn Phác khi đọc sách, phải áo dài khăn đóng thật chỉnh tề, đốt hương trầm thoang thoảng rồi mới thưởng thức những dòng, những chữ lời vàng, ý ngọc nơi các trang sách quý kia.

Nguyên Hồng mê đọc, vét hết tiền mua sách

Trước năm 1945, nhiều văn, thi sĩ có "tình duyên" với sách. Trong khi Thiếu Sơn lấy đọc sách sáng suốt làm kim chỉ nam, Nguyên Hồng mê đắm sách.

Vương Hồng Sển đọc sách 'như con chó khôn biết chôn xương để dành'

Các văn thi sĩ dạo trước 1945, có thể thấy một điểm chung ở họ: Trân quý sách vở và đọc sách say sưa. Như Tô Hoài đọc sách đến đờ đẫn, hay Huy Cận đọc sách phải... thắp hương.

Hoa nang hinh anh

Hoa nắng

0

Trương Thị Bách Mỵ sinh năm 1983 ở Quảng Nam, hiện sống và làm việc tại Đà Nẵng. Chị đã xuất bản một tập thơ và có tác phẩm đăng trên nhiều báo chí văn nghệ.

Trần Đình Ba

Bạn có thể quan tâm