Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Một doanh nghiệp chi 30 tỷ thưởng Tết cho công nhân

Mức thưởng Tết Nguyên đán 2024 trung bình mỗi công nhân là 16 triệu đồng/người, một số lao động có tay nghề cao, nhiều thành tích có thể được thưởng tới 30 triệu đồng/người.

Ngày 11/12, trao đổi với Znews, bà Trần Thị Kiều Oanh, Giám đốc hành chính nhân sự Công ty CP Sài Gòn Food cho biết năm nay công ty dành gần 30 tỷ đồng để thực hiện các chính sách chăm lo cho người lao động dịp Tết Giáp Thìn năm 2024.

"Năm nay tình hình kinh doanh khó khăn hơn các năm trước, thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp đạt 90% và nội địa chỉ đạt hơn 70%. Saigon Food cũng không tuyển dụng thêm lao động mới như mọi năm", bà nói.

Dù vậy, theo bà Oanh, doanh nghiệp không có kế hoạch cắt giảm nhân sự và vẫn cố gắng duy trì thưởng Tết cho người lao động.

Theo đó, công ty chi thưởng 2 tháng lương cho người lao động, trong đó, người lao động đã nhận trước 1 tháng lương chi trong năm, tháng còn lại lương sẽ được chi trước khi về quê đón Tết. Mức thưởng thực nhận bình quân 16 triệu đồng/người.

Đặc biệt, công nhân sản xuất có tay nghề cao, đạt các danh hiệu thi đua được thưởng gần 2,5 tháng lương với mức thực nhận gần 30 triệu đồng/người. Công ty thưởng lương tháng 13 cho toàn thể người lao động với tổng số tiền hơn 22 tỷ đồng, thưởng Tết Dương lịch 2024 với hơn 900 triệu đồng.

Công ty thực hiện chi trả tồn phép năm bằng tiền cho công nhân sản xuất và chi thưởng thâm niên cho người lao động với tổng số tiền hơn 3,5 tỷ đồng.

thuong tet 2024 anh 1

Dù doanh thu giảm nhưng mức thưởng Tết được doanh nghiệp công bố khá sớm để người lao động phấn khởi. Ảnh: Saigon Food.

Ngoài ra, nhằm tạo điều kiện cho công nhân viên về quê sum họp Tết cùng gia đình, năm nay công ty tiếp tục duy trì chính sách tổ chức xe giường nằm chất lượng cao cho người lao động. Đồng thời, có chính sách ưu đãi dành cho công nhân trở lại làm việc sau Tết đúng hạn. Tổng chi phí hỗ trợ là 1 tỷ đồng.

Ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết, tình hình kinh tế - xã hội những tháng cuối năm 2023 vẫn còn những khó khăn.

Mặc dù phần lớn số doanh nghiệp đảm bảo được đời sống, việc làm cho người lao động, song một bộ phận doanh nghiệp vẫn tiếp tục thiếu đơn hàng; hoặc trong một thời gian dài dưới tác động ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp đã suy giảm sức chống chọi. "Chúng tôi nhận định lương, thưởng Tết năm nay sẽ gặp nhiều khó khăn", ông Hiểu nói.

Năm 2023, theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, mức thưởng cao nhất dịp Tết Dương lịch là 606,2 triệu đồng ở TP.HCM; còn mức thưởng cao nhất dịp Tết Nguyên đán là hơn 1 tỷ đồng tại một doanh nghiệp dân doanh ở TP Đà Nẵng.

Một số địa bàn có mức thưởng cao tập trung tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như: Hà Nội, Bắc Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, TP.HCM…

Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Znews đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.

Gần 69% doanh nghiệp phải cắt giảm lao động trong năm nay

Theo Navigos Search, 68,7% trong số 555 doanh nghiệp ở tất cả nhóm ngành đã phải cắt giảm lao động trong năm 2023 để ứng phó với các biến động thị trường.

Năm chật vật của ngành bán lẻ công nghệ, hàng nghìn nhân viên mất việc

Trong bối cảnh kinh doanh khó khăn do sức cầu tiêu dùng suy yếu, nhiều ông lớn trong ngành bán lẻ công nghệ buộc phải thu hẹp kinh doanh, cắt giảm nhân sự.

Ngành dệt may trong 'cơn bĩ cực'

Đến cuối 2023, tình trạng khó khăn vẫn bủa vây ngành dệt may, nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm công nhân, ngừng sản xuất. Một số khác chấp nhận lãi thấp, tìm kiếm khách hàng mới.

Thanh Thương

Bạn có thể quan tâm