Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

28 năm Việt Nam thực thi UNCLOS

Mọi quốc gia đều ngang hàng trong UNCLOS

Tại Đối thoại Biển lần 8, các chuyên gia đánh giá Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) sau 40 năm tồn tại đã tạo khuôn khổ chung cho sự hợp tác giữa các quốc gia.

Không ít chuyên gia cho rằng chỉ riêng việc đàm phán UNCLOS thành công đã là một thành tựu. Các nhà đàm phán mất 3 thập kỷ, từ những năm 1950 tới năm 1982, để cho ra đời UNCLOS. Nhưng kết quả của quá trình ấy đã được ghi nhận trong 40 năm qua bởi cộng đồng quốc tế.

“UNCLOS được cộng đồng quốc tế ủng hộ rộng rãi, thể hiện qua thực tế là 168 quốc gia, gồm cả nước có biển và không có biển, trong tổng số 193 nước thành viên của Liên Hợp Quốc đã ký kết UNCLOS”, Đại sứ Mai Sayavongs, Tổng giám đốc Viện Đối ngoại thuộc Bộ Ngoại giao Lào, hôm 29/6 phát biểu.

Đại sứ Sayavongs nhận định như trên khi tham dự Đối thoại Biển lần thứ 8 - sự kiện được tổ chức ngày 29/6 để kỷ niệm 40 năm UNCLOS. Sự kiện do Học viện Ngoại giao đồng tổ chức với Đại sứ quán Australia tại Việt Nam và Quỹ Konrad Adenauer Stiftung (KAS, Đức).

UNCLOS dat nhieu thanh tuu anh 1

Đối thoại Biển lần thứ 8 được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 29/6. Ảnh: Quốc Đạt.

Nhiều quy định UNCLOS thành tập quán quốc tế

Ông Sayavongs - cựu Đại sứ Lào tại Mỹ - đánh giá UNCLOS đã đạt được một số thành tựu kể từ khi ra đời vào năm 1982.

“UNCLOS đã tạo ra các khuôn khổ pháp lý và thể chế để quản lý các hoạt động liên quan đến biển và đại dương”, ông nói. “UNCLOS không chỉ trao cho các quốc gia ven biển quyền tiếp cận cơ hội kinh tế mà còn cho phép các nước không có biển tiếp cận biển và quyền tự do đi lại trên biển”.

Việc UNCLOS quy định các nước nội lục cũng có quyền tiếp cận biển chính là lý do Lào, một trong các nước châu Á không có biển, đã ra quyết định phê chuẩn UNCLOS vào năm 1998, Đại sứ Sayavongs nói.

Các học giả và chuyên gia khác tham dự sự kiện ngày 29/6 cũng đề cao vai trò của UNCLOS.

“UNCLOS đã cho chúng ta điểm khởi đầu rất tốt bằng cách quy định rằng các nước nên hợp tác, và nó cũng cung cấp cho chúng ta khuôn khổ để thực thi điều đó hơn nữa”, Gusman Siswandi, giảng viên và nhà nghiên cứu luật Đại học Padjadjaran, trả lời báo chí bên lề sự kiện.

UNCLOS dat nhieu thanh tuu anh 2

Cựu thẩm phán Tòa án Luật biển Quốc tế Rudiger Wolfrum phát biểu dẫn đề tại sự kiện ngày 29/6. Ảnh: Quốc Đạt.

Cựu thẩm phán Tòa án Luật biển Quốc tế Rudiger Wolfrum cũng nhấn mạnh vai trò của UNCLOS đối với hợp tác giữa các quốc gia và sự phát triển bền vững của biển, đặc biệt là khi đã đặt ra các cơ chế giải quyết tranh chấp.

"Cơ chế giải quyết tranh chấp của UNCLOS tôn trọng quyền ngang bằng của các quốc gia mà không chịu tác động của bất kỳ quốc gia lớn nào có ảnh hưởng vượt quá khuôn khổ của UNCLOS”, vị cựu thẩm phán lưu ý.

Đồng tình, bà Nguyễn Thị Lan Anh, Quyền Viện trưởng Viện Biển Đông, chỉ ra rằng có rất nhiều quy định của UNCLOS đã được áp dụng như là tập quán quốc tế.

Những quy định này có tính "ràng buộc chung về giá trị pháp lý với các quốc gia là thành viên hay không phải là thành viên, các quốc gia dù lớn hay bé, dù có tiềm lực phát triển hay không có tiềm lực phát triển đều có chung nghĩa vụ như nhau”, bà Lan Anh trả lời bên lề sự kiện ngày 29/6.

UNCLOS sẽ thích ứng với thay đổi mới

Dù vậy, các chuyên gia cũng chỉ ra rằng sau 40 năm tồn tại, UNCLOS đã thể hiện một số hạn chế.

Đứng từ góc độ nước không có biển, Đại sứ Sayavong chỉ ra rằng các quốc gia nội lục vẫn gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận biển dù điều này đã được UNCLOS quy định.

UNCLOS dat nhieu thanh tuu anh 3

Quang cảnh Đối thoại Biển lần thứ 8. Ảnh: Quốc Đạt.

“Một trong số đó là chi phí vận chuyển cao do khoảng giữa các quốc gia nội lục với thị trường quốc tế”, ông Sayavong nói. “Vì không tiếp cận trực tiếp được các cảng biển, các quốc gia không có biển phải dựa vào nước láng giềng để tiếp cận thị trường toàn cầu”.

“Trong trường hợp này, UNCLOS thiếu quyền hạn pháp lý để đảm bảo các quốc gia không có biển phải dựa hoàn toàn vào cơ sở hạ tầng của các quốc gia trung chuyển để vận chuyển hàng hóa”, vị đại sứ nói.

Từ đó, ông Sayavong đưa ra một số đề xuất để đảm bảo quyền tự do đi lại và tiếp cận biển cho các gia không có biển như duy trì quan hệ với các quốc gia trung chuyển, ứng dụng công nghệ kỹ thuật số để tăng cường kết nối, tích cực tham gia vào các cơ chế hợp tác tiểu vùng, khu vực và toàn cầu…

Từ phạm vi rộng hơn, thẩm phán Wolfrum và bà Lan Anh chỉ ra rằng tình hình thế giới 40 năm qua đã xuất hiện các thách thức mới như nước biển dâng cao, nóng lên toàn cầu, đánh bắt quá mức tài nguyên thiên nhiên ở biển, khai thác các nguồn lợi ở biển. Vì thế, UNCLOS sẽ có những điều chỉnh để thích ứng.

“Trước những thách thức mới này, UNCLOS không bị lạc hậu mà thậm chí vẫn khẳng định là một khuôn khổ pháp lý cung cấp từ cơ sở nền tảng, giúp các quốc gia có thể phát triển”, bà Lan Anh nói.

Biển Đông giữa cuộc cạnh tranh của các cường quốc

Nhiều chuyên gia trong và ngoài nước nhấn mạnh tầm quan trọng của luật pháp quốc tế để quản lý và tháo gỡ căng thẳng, đồng thời đề xuất giải pháp nhằm duy trì hòa bình và hợp tác.

ASEAN giữa cuộc cạnh tranh của các cường quốc

Các chuyên gia cho rằng ASEAN cần phát huy vai trò hơn nữa trước những thách thức tới từ các quan hệ hợp tác "tiểu đa phương" như AUKUS và QUAD.

28 năm Việt Nam thực thi UNCLOS

Quốc Đạt

Bạn có thể quan tâm