Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Máy bay của Tổng thống Erdogan suýt bị bắn khi về Istanbul

Hai tiêm kích F-16 của phe đảo chính đã khóa máy bay của Tổng thống Erdogan vào radar khi ông đang trở về Istanbul nhưng không khai hỏa.

Toàn cảnh đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ trong video 150 giây Tận dụng lúc tổng thống đi công tác nước ngoài, một nhóm quân đội Thổ Nhĩ Kỳ phát động đảo chính vào đêm 15/7, nhưng âm mưu nhanh chóng bị dập tắt sau một ngày.

Ở giai đoạn đỉnh điểm của cuộc binh biến đêm 15/7 nhằm lật đổ Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan, các phi công phe đảo chính đã đưa máy bay của ông Erdogan vào tầm ngắm và có thể ông ở trên phi cơ khi nó đang trở về Istanbul.

“Ít nhất 2 tiêm kích F-16 của phe đảo chính có ý định tấn công máy bay của Erdogan khi nó đang trên đường trở về Istanbul từ khu nghỉ mát Marmaris. Các phi công đảo chính đã khóa máy bay của Erdogan và 2 chiếc F-16 bảo vệ vào radar của họ”, một cựu sĩ quan quân đội Thổ Nhĩ Kỳ nói với Reuters.

“Lý do họ không khai hỏa là một bí ẩn”, ông nói. Một quan chức cấp cao của Thổ Nhĩ Kỳ xác nhận rằng, máy bay của Erdogan đã bị quấy rối khi trở về từ Marmaris, nhưng không cung cấp chi tiết. Máy bay sau đó đã hạ cánh an toàn ở Istanbul.

May bay Erdogan bi tan cong anh 1
Hai tiêm kích F-16 của phe đảo chính đã quấy rối máy bay của Erdogan. Ảnh minh họa: F16.net

Theo trang web theo dõi dữ liệu chuyến bay, một máy bay phản lực Gulfstream IV thuộc chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã cất cánh từ sân bay Dalaman vào lúc 22h40 (GMT) theo lộ trình hướng về Istanbul. Các nhân chứng nói với Reuters rằng, họ nghe thấy tiếng súng ở sân bay Istanbul trước khi máy bay hạ cánh.

Tổng thống Erdogan nói rằng, khi cuộc binh biến diễn ra, những kẻ đảo chính đã cố gắng tấn công ông ở thị trấn Marmaris – nơi ông đang nghỉ mát. Máy bay phe đảo chính đã ném bom khu vực này chỉ vài phút sau khi ông rời đi. Tổng thống đã “thoát chết trong gang tấc”, một quan chức nói với Reuters.

CNN tại Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng, một trực thăng chở 25 binh sĩ đã hạ cánh và tấn công một khách sạn ở Marmaris trong nỗ lực bắt giữ tổng thống. Thủ tướng Binali Yildirim cũng trở thành mục tiêu tấn công tại Istanbul, nhưng đã kịp thời trốn thoát. Giới chức Thổ Nhĩ Kỳ không cung cấp chi tiết về các sự cố liên quan đến hai nhà lãnh đạo cấp cao nhất nước này.

Cuộc đảo chính quân sự ở Thổ Nhĩ Kỳ xảy ra đêm 15/7 nhằm chiếm quyền của Tổng thống Tayyip Erdogan. 265 người đã thiệt mạng trong những vụ đụng độ và hàng nghìn người bị bắt.

Sáng 16/7, chính phủ tuyên bố tình hình đã hoàn toàn được kiểm soát. Thổ Nhĩ Kỳ chưa trải qua cuộc đảo chính nào kể từ thập niên 1980 đến nay. Nhiều người nói họ không muốn đất nước lại rơi vào tình trạng hỗn loạn.

Đảo chính Thổ Nhĩ Kỳ: Tiên trách kỷ, hậu trách nhân

Chính quyền Tổng thống Tayyip Erdogan chỉ có thể tự trách mình vì những chính sách bị cho là đã góp phần nhen nhóm cuộc binh biến khiến 265 người thiệt mạng hôm 15/7.

Mỹ phủ nhận liên quan đến âm mưu đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ

Tổng thống Obama ngày 16/7 nói Thổ Nhĩ Kỳ không nên nghi ngờ Mỹ liên quan đến vụ đảo chính quân sự vừa xảy ra, sự việc cũng khiến chiến dịch không kích IS của Mỹ bị gián đoạn.


Quốc Việt

Bạn có thể quan tâm