Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Mặt tối của Olympic

Vài tháng trước, Simone Biles chia sẻ với New York Times rằng cô không thể chờ Olympic thêm nữa. Không phải chờ khai cuộc, điều cô chờ là sự kết thúc.

Phân tích

Olympic anh 1

Sức ép Biles phải gánh chịu với tư cách biểu tượng của môn thể dục dụng cụ thực sự quá lớn. Những vết rách cơ mà cô phải hứng chịu được mô tả là "không thể tin nổi", và chấn thương mắt cá chân khiến mỗi bước di chuyển của một VĐV thể dục dụng cụ trở thành một thử thách.

Trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại chỉ vài tuần trước khi tới Tokyo, chủ nhân của 4 huy chương vàng Olympic Rio 2016 được hỏi đâu là khoảnh khắc hạnh phúc nhất sự nghiệp.

"Thành thật nhé, đó là lúc tôi được nghỉ ngơi", Biles nói.

Olympic anh 2

Simone Biles rút lui ngay trong trận chung kết vì cảm thấy "không thể tiếp tục". Ảnh: Reuters.

Sức ép vùi dập các VĐV

Không thiếu những câu nói nổi tiếng về sức ép trong thể thao. Áp lực tạo ra kim cương. Áp lực lớn nhất là áp lực chúng ta dành cho chính mình. Lửa thử vàng. Tại Olympic Tokyo, áp lực còn được đẩy lên một tầm cao mới.

Bạn phải giữ tinh thần Olympic, nghĩa là vừa cạnh tranh không ngừng, vừa tôn trọng đối thủ. Bạn phải nỗ lực hết mình, và cũng phải bảo vệ bản thân. Bạn đã đối mặt rất nhiều áp lực, và càng chịu nhiều hơn trong không gian bức bối của làng Olympic vì dịch Covid-19.

Với các siêu sao được cả đất nước kỳ vọng về những ánh vàng trên tấm huy chương, áp lực ấy là không thể tưởng tượng nổi.

Đó có thể xem như một trải nghiệm xã hội. Bạn phải rực cháy, liên tục. Bạn phải chinh phục mục tiêu cho chúng tôi. Và đúng, bạn sẽ còn bị phán xét nữa. Bạn sẽ bị mổ xẻ đến từng phút. Bạn phải gánh theo hy vọng, nỗi sợ, quan điểm chính trị và vừa phải là biểu tượng cho điều gì đó. Bạn thậm chí trở thành một loại "hàng hóa" cao cấp. Tất cả thay đổi liên tục.

Naomi Osaka đã lên tiếng về điều này trước đó. Ai cũng có thể thua trận tại Olympic, kể cả Novak Djokovic, đặc biệt là trong điều kiện khắc nghiệt của thời kỳ dịch bệnh trong kỳ Thế vận hội mà nhiều người mô tả là kỳ lạ nhất lịch sử. Osaka đã thua. Cô gục ngã trước tay vợt số 42 thế giới Marketa Vondrousova ngay tại vòng 3.

Áp lực có phải một phần nguyên nhân của thất bại? Osaka đã chủ động tránh né việc đưa ra câu trả lời. Có hàng tỷ người đang chờ sẵn, để chực nhảy bổ vào những lời từ tay vợt sinh năm 1997.

Olympic anh 3

Naomi Osaka thất bại sớm tại Olympic Tokyo 2020. Ảnh: Reuters.

Osaka, người hiểu rõ thế giới thể thao đỉnh cao hơn ai hết, sau cùng đã nói: "Có và không". Cô tiết lộ quãng nghỉ để hồi phục sức khỏe tâm thần (mental health) mới đây không cải thiện được phong độ cho bản thân. Câu hỏi thực tế cũng đã là câu trả lời. Một tay vợt trẻ phải nghỉ ngơi để tránh trả lời những câu hỏi xóc óc, giờ đang phải trả lời những câu hỏi xóc óc về sức khỏe tâm thần của mình.

Người đánh bại Osaka, Vondrousova, nói thẳng: "Tôi không thể tưởng tượng ra sức ép đó. Naomi là biểu tượng của Olympic Tokyo".

Simone Biles, người rút lui ngay trong trận chung kết Olympic nội dung đồng đội nữ thể dục dụng cụ, cũng vậy. Biles là chủ nhân của 4 huy chương vàng Thế vận hội và là vận động viên mạnh nhất ở môn thể thao này. Không ai tới gần được đẳng cấp của nữ vận động viên sinh năm 1997.

Nhưng Biles đã rút lui. Cô nói phải quan tâm tới sức khỏe tâm thần của chính mình. Biles không nợ thế giới bất kỳ điều gì nữa. Cô đã chứng tỏ đủ. Chẳng cần ví dụ cụ thể nào để cho thấy Biles bị tổn thương cả. Loại bạo lực tinh thần này đến với mọi VĐV, và thực sự quan trọng để tất cả nhìn nhận chân tướng của sự việc.

"Hãy cứ thua trận", John McEnroe đã nói vậy vào năm 1984, "Và bạn có thể về nhà, rút dây điện thoại và nghỉ ngơi".

Áp lực mà mỗi VĐV phải hứng chịu cơ bản là dễ nắm bắt, tương tự người nổi tiếng. Dường như không có sự độc hại nào từ những áp lực, từ sự ồn ào của khán giả bỗng xuất hiện khắp nơi cho tới khi ta thấy những VĐV run rẩy một chút, gặm nhấm chúng trong góc phòng, lờ đờ mường tượng lại lần cuối mình xuất hiện ở sân đấu.

Lúc này, mọi chuyện không như thế. Sự hiện diện của các VĐV được công khai ở mọi nơi. Biles và Osaka đều sinh năm 1997, đã trưởng thành trong văn hóa kỹ thuật số. Họ đi chân trần, xoay vợt, thi đấu mà không có bất kỳ sự bảo vệ nào từ áp lực của công chúng.

Họ không thể tránh né. Tất cả len lỏi, tấn công cả hai cũng như các VĐV nói chung, tạo ra những vết thương tinh thần không thể chữa lành.


Olympic anh 4

Những VĐV như Simone Biles đối diện với áp lực không tưởng từ công chúng. Ảnh: Reuters.

Giải pháp

Ngay lúc này, chính độc giả có lẽ cũng tự nhiên thấy rằng cảm xúc ấy của những VĐV thật đáng trách. Truyền thông hẳn sẽ không thấy vui vẻ gì, thậm chí khó chịu trước sự thật này: Osaka và Biles đều được đánh giá cao, đã thất bại và rút lui trước những thử thách họ từng vượt qua. Những giải thích của họ giống bao biện hơn là bộc bạch sự thật.

Osaka đã công khai nỗi đau và cuộc đấu tranh tâm lý của mình để trả lời các câu hỏi của công chúng. Tom Daley được hỏi về cái chết của người cha ngay sau chiến thắng cách đây vài ngày, và đã nhấn mạnh anh không mắc nợ bất kỳ ai, cũng như chẳng phải cho đi điều gì.

Hãy thử tưởng tượng việc bị chất vấn những câu hỏi này sau một thất bại đau đớn, hoặc khi bạn chẳng muốn nói chuyện với ai. Điều đó không đơn giản.

Nếu bạn chỉ trích truyền thông, bạn cũng thiếu trung thực đấy. Đó là việc của họ. Song chúng ta đều biết mặt tối của câu chuyện này. Qua truyền thông, lời nói của VĐV từ micro lên mặt báo hoặc truyền hình sẽ mang sức nặng hoàn toàn khác. Thử tưởng tượng vào ngày tồi tệ nhất, một ngày mà sai lầm bị cộng đồng cắn xé và phán xét, nỗi thống khổ của những VĐV như Biles hay Osaka sẽ thế nào?

Truyền thông sẽ phải làm gì với thứ quyền lực kinh khủng này? Và họ sẽ phải cư xử như thế nào?

Dĩ nhiên, chính thể thao đỉnh cao có một phần trách nhiệm trong toàn bộ bức tranh này. Quá nhiều VĐV xuất hiện với tư cách một nhân bản công nghiệp hóa trong môn thể thao họ thi đấu. Đó không còn là một hệ thống để các VĐV "chơi", đó là nơi họ phải thi đấu, thậm chí chiến đấu. VĐV giờ là một cỗ máy với mục tiêu duy nhất: chiến thắng.

Mọi thứ sẽ diễn ra như thế nào tại Thế vận hội, nơi các VĐV không được tập luyện đầy đủ, bị cô lập (vì dịch Covid-19) và đột ngột được yêu cầu xuất hiện dưới ánh sáng để biểu diễn? Sau thất bại ở nội dung taekwondo nữ hạng cân 59 kg, Jade Jones của đoàn Liên hiệp Anh nhấn mạnh bản thân cảm thấy dễ tổn thương khi bị cô lập và không kết nối được với gia đình.

Thật dễ để nói tiền thưởng cùng sự trọng vọng từ công chúng là những thứ được đổi lại cho mọi khó khăn này. Và các VĐV phải sẵn sàng chịu mọi điều tiếng mà thế giới ném vào họ. Nhiều người cũng tin rằng VĐV nên ngừng liên lạc với thế giới bên ngoài, ẩn dật như tu sĩ để tránh né, hoặc đơn giản là rắn rỏi hơn để đối mặt và vượt qua mọi chỉ trích.

Song thế giới lúc này không còn như xưa nữa. Sự ồn ào, độc hại, kỳ vọng không bao giờ ngừng lại.

Có một điều chắc chắn: những người hiểu rõ sự nghiệt ngã của thế giới thể thao nhất chính là các VĐV đang thi đấu và trình diễn trước mắt chúng ta.

Chiến thắng thuyết phục của Thùy Linh trước tay vợt Thụy Sĩ Nguyễn Thùy Linh giành chiến thắng 2-0 (21-8, 21-17) trước Sabrina Jaquet ở bảng P môn cầu lông nội dung đơn nữ Olympic Tokyo sáng 28/7.

Ngôi sao TDDC Mỹ lý giải việc bất ngờ rút khỏi chung kết Olympic

Simone Biles của Mỹ tiết lộ việc rút lui giữa chừng ở nội dung chung kết thể dục dụng cụ đồng đội nữ không liên quan tới chấn thương.

Ngôi sao TDDC Mỹ lý giải việc bất ngờ rút khỏi chung kết Olympic

Simone Biles của Mỹ tiết lộ việc rút lui giữa chừng ở nội dung chung kết thể dục dụng cụ đồng đội nữ không liên quan tới chấn thương.

Ai cản được Simone Biles?

Biles không thi đấu quá thuyết phục ở bài thi vòng loại môn thể dục dụng cụ nữ, nhưng vẫn đủ sức để góp mặt ở cả 6 nội dung chung kết.

Nhật Anh

Theo Guardian

Bạn có thể quan tâm