Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Masan báo lãi cao nhất 2 năm

Sau 2 quý đi lùi liên tiếp, lợi nhuận quý II của Masan bất ngờ tăng mạnh lên gần 950 tỷ đồng, mức cao nhất trong vòng 2 năm qua.

Tập đoàn của Chủ tịch Nguyễn Đăng Quang chứng kiến lợi nhuận hồi phục. Ảnh: MSN.

CTCP Tập đoàn Masan (HoSE: MSN) vừa công bố kết quả kinh doanh quý II/2024, trong đó ghi nhận doanh thu thuần đạt 20.134 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2023, nhờ sự khởi sắc ở các mảng tiêu dùng bán lẻ cốt lõi.

Sau khi khấu trừ thuế và các loại chi phí, tập đoàn của Chủ tịch Nguyễn Đăng Quang báo lãi ròng tăng gấp đôi lên 946 tỷ đồng, mức cao nhất trong vòng 2 năm qua.

Nửa năm lãi ròng hơn 1.400 tỷ đồng

Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu của Masan cải thiện hơn 4% lên gần 39.000 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế tăng mạnh 64% lên 1.424 tỷ đồng.

Trong năm nay, tập đoàn đặt kế hoạch doanh thu 84.000-90.000 tỷ đồng (tăng trưởng 7-15%) trong khi lợi nhuận sau thuế dự kiến 2.250-4.020 tỷ đồng (tăng trưởng 15-106%).

Như vậy, ước tính theo kịch bản tối thiểu, Masan đã hoàn thành hơn 46% chỉ tiêu doanh thu và 63% mục tiêu lợi nhuận sau nửa năm kinh doanh.

MASAN BÁO LÃI CAO NHẤT KỂ TỪ QUÝ II/2022
KQKD hàng quý của Masan. Nguồn: BCTC DN.
NhãnQuý I/2022IIIIIIVQuý I/2023IIIIIIVQuý I/2024II
Doanh thu thuần tỷ đồng 18189178341952320643187061860920155207821885520134
Lợi nhuận sau thuế
18951215841804439429517485479946

Tại thời điểm 30/6, tổng tài sản tập đoàn tăng hơn 10.000 tỷ lên 157.466 tỷ đồng. Trong đó, Masan đang có gần 20.500 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng và 1.500 tỷ đồng đầu tư trái phiếu.

Tổng nợ phải trả cũng tăng nhẹ lên 111.260 tỷ đồng, biến động chủ yếu tại khoản phải trả ngắn hạn và danh mục đòn bẩy tài chính.

6 tháng kinh doanh cuối năm, Masan đặt mục tiêu ghi nhận lợi nhuận trước phân bổ cho cổ đông thiểu số khoảng 1.425 tỷ đồng, tương đương nửa đầu năm. Ban lãnh đạo sẽ tiếp tục tối ưu hóa kết quả kinh doanh trong 6 tháng còn lại và dự kiến vượt mục tiêu ​​cả năm.

Các mảng bán lẻ khởi sắc

Đi sâu vào các mảng kinh doanh, Masan Consumer Corporation chứng kiến doanh thu tăng 14% lên 7.387 tỷ đồng nhờ sự đóng góp của ngành hàng thực phẩm tiện lợi, đồ uống và cà phê. Đơn vị này tiếp tục duy trì biên lãi gộp ở mức cao là 46,3%, biên lợi nhuận sau thuế trước phân bổ cổ đông thiểu số đạt 24,2%.

Lĩnh vực này dự kiến đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng doanh thu trong nửa cuối năm bằng cách tiếp tục thực hiện chiến lược cao cấp hóa, đồng thời luân chuyển các SKU hoạt động kém hiệu quả để tối ưu hóa lợi nhuận.

Tương tự, WinCommerce cũng ghi nhận số liệu khả quan với doanh thu nửa đầu năm đạt 7.844 tỷ đồng trên toàn mạng lưới, tăng 9% và mang về lợi nhuận trong tháng 6.

Đây là kết quả của chiến lược nâng cấp, cải tiến cửa hàng WiN (hướng đến người tiêu dùng ở khu vực thành thị) và WinMart+ Rural (phục vụ người tiêu dùng ở khu vực ở nông thôn). Hai mô hình cửa hàng này đạt hiệu quả đáng kể so với mô hình truyền thống, qua đó hỗ trợ hệ thống báo lãi ròng trong tháng 6.

Tính đến cuối quý II, WinCommerce vận hành 3.673 điểm bán, mở 40 cửa hàng mới so với cuối năm ngoái. Ban lãnh đạo duy trì sự thận trọng trong bối cảnh điều kiện kinh doanh còn nhiều bất định, nhưng dự kiến đẩy nhanh tốc độ mở cửa hàng trong nửa cuối năm nay, ước đạt 100 cửa hàng mới mỗi quý.

Đồng thời, doanh nghiệp tiếp tục tập trung vào mục tiêu đạt điểm hòa vốn lợi nhuận sau thuế bằng cách đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng LFL lên 8-9% so với cùng kỳ.

ket qua kinh doanh masan,  doanh thu masan,  co phieu msn anh 1

WinCommerce đang vận hành 3.673 điểm bán trên toàn quốc. Ảnh: MSN.

Trong khi đó, doanh thu thuần của Phúc Long Heritage chỉ tăng 5% lên 391 tỷ đồng, chủ yếu đến từ nguồn thu của 15 cửa hàng mở mới trong 1 năm qua. Ban lãnh đạo tiếp tục thận trọng khi chỉ bổ sung 4 cửa hàng ngoài WinCommerce vào hệ thống.

Đến nay, chuỗi trà, cà phê Phúc Long đã có 163 cửa hàng trên toàn quốc. Doanh thu LFL hàng ngày của các cửa hàng ngoài WinCommerce tăng hơn 2% so với mức đáy trong quý IV/2023, phần nào báo hiệu nhu cầu dịch vụ ăn uống trong nước đang phục hồi.

Ở mảng khai thác khoáng sản, Masan High-Tech Materials ghi nhận EBIT cải thiện 193 tỷ đồng nhờ giá apatit và đồng tăng.

Thương vụ bán H.C. Starck Holding GmbH cho Mitsubishi Materials Corporation với giá 134,5 triệu USD dự kiến ​​hoàn tất trước cuối năm nay. Theo đó, High-Tech Materials ​​sẽ ghi nhận khoản lãi một lần khoảng 40 triệu USD trong nửa cuối năm và được hưởng lợi từ lợi nhuận sau thuế tăng 20-30 triệu USD trong dài hạn.

Số tiền thu được từ giao dịch sẽ được dùng để giảm nợ của High-Tech Materials. Việc thoái vốn HCS giúp đơn vị được giải tỏa khỏi nghĩa vụ nợ của HCS tính đến quý II.

Techcombank, công ty liên kết của Masan, cũng đóng góp 1.236 tỷ đồng vào EBITDA trong quý II, tương ứng mức tăng trưởng gần 39% so với cùng kỳ năm trước.

Bia Sài Gòn lãi cao nhất 2 năm, mỗi ngày chi 5,5 tỷ đồng quảng cáo

Nhờ tiết giảm các chi phí, nhà sản xuất bia hàng đầu Việt Nam báo lãi hơn 1.319 tỷ đồng quý II, cao nhất 2 năm qua, bất chấp việc doanh thu bán hàng suy giảm.

Đối tác Nhật thoái vốn Masan High-Tech Materials, dự thu nghìn tỷ

Cổ đông lớn thứ hai của Masan High-Tech Materials thông báo đăng ký bán ra toàn bộ gần 110 triệu cổ phiếu MSR nhằm tái cơ cấu danh mục đầu tư.

Loạt sếp Masan sắp được mua cổ phiếu giá rẻ

Cổ phiếu MSN của Masan đang giao dịch ở mức 75.800 đồng/cổ phiếu, trong khi một loạt sếp tại doanh nghiệp này sẽ được mua cổ phiếu với giá chỉ 10.000 đồng.

Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri Thức - Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo... Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân.

Minh Khánh

Bạn có thể quan tâm