Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Loạt sếp Masan sắp được mua cổ phiếu giá rẻ

Cổ phiếu MSN của Masan đang giao dịch ở mức 75.800 đồng/cổ phiếu, trong khi một loạt sếp tại doanh nghiệp này sẽ được mua cổ phiếu với giá chỉ 10.000 đồng.

Tổng giám đốc Danny Le cùng một loạt sếp Masan sắp được mua cổ phiếu MSN giá rẻ. Ảnh: Masan.

Hội đồng Quản trị CTCP Tập đoàn Masan (HoSE: MSN) đã công bố nghị quyết thông qua việc triển khai phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP).

Theo đó, Masan dự kiến phát hành hơn 7,5 triệu cổ phiếu ESOP, tương đương 0,5% số cổ phần đang lưu hành. Giá phát hành là 10.000 đồng/cổ phiếu, tương đương tổng giá trị phát hành theo mệnh giá là hơn 75 tỷ đồng.

Đáng chú ý, tính đến cuối phiên giao dịch hôm qua, thị giá cổ phiếu MSN đang tạm dừng ở mức 73.900 đồng/cổ phiếu. Như vậy, giá phát hành cổ phiếu ESOP kể trên của Masan chỉ tương đương 13% thị giá cổ phiếu này giao dịch trên thị trường chứng khoán. Tương đương với thị giá lô cổ phiếu ESOP Masan dự kiến phát hành này lên tới trên 550 tỷ đồng.

Thời gian chào bán dự kiến là quý II hoặc quý III năm nay.

Cũng theo kế hoạch, Masan sẽ phát hành số cổ phiếu này cho 95 người lao động có thành tích nổi bật, đóng góp đặc biệt vào hoạt động sản xuất kinh doanh, đem lại giá trị tăng trưởng về mặt dài hạn, và có cam kết gắn bó lâu dài với công ty và các công ty con.

Đáng chú ý, danh sách nhân sự được mua cổ phiếu giá rẻ này có tên một loạt lãnh đạo cấp cao trong Ban điều hành Masan như Tổng giám đốc Danny Le; 2 Phó tổng giám đốc Nguyễn Thiều Nam, Michael Hung Nguyen; Giám đốc công nghệ Rahul Bhandari; Giám đốc tài chính Đoàn Thị Mỹ Duyên... Ngoài ra còn có nhiều nhân sự tại các công ty con khác.

Toàn bộ cổ phiếu ESOP phát hành thêm sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 năm kể từ ngày kết thúc đợt phát hành.

Về kết quả kinh doanh quý I năm nay, doanh thu hợp nhất toàn tập đoàn của Masan tăng nhẹ so với cùng kỳ, đạt gần 19.000 tỷ đồng.

Masan cho biết trong quý đầu năm nay, hiệu quả hoạt động mạnh mẽ của mảng kinh doanh tiêu dùng đã giúp tập đoàn bù đắp lại sự sụt giảm của Masan High-Tech Materials.

Tại ĐHĐCĐ thường niên diễn ra hồi tháng 4, Masan đã trình và được cổ đông thông qua kế hoạch kinh doanh với doanh thu dao động 84.000-90.000 tỷ đồng, tăng tương ứng 7-15% so với năm 2023, lợi nhuận sau thuế dự kiến trong khoảng 2.250-4.020 tỷ đồng, tăng 15-106%.

Để hoàn thành kế hoạch này, lãnh đạo Masan cho biết tập đoàn sẽ tập trung vào các trụ cột chiến lược và tiếp tục mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận của các công ty thuộc mảng kinh doanh tiêu dùng cốt lõi.

Masan muốn biến Phúc Long thành chuỗi cà phê quốc tế

Ông Danny Le, Tổng giám đốc Tập đoàn Masan khẳng định Phúc Long có kế hoạch mở rộng toàn cầu sau khi thu thập thị hiếu của người tiêu dùng thông qua 2 cửa hàng ở Mỹ.

Ông Nguyễn Đăng Quang chỉ ra công ty 'quý giá nhất' của Masan

Chủ tịch HĐQT Masan cho biết công ty phụ trách sản xuất hàng tiêu dùng Masan Consumer Holdings chính là "viên kim cương gia bảo" của tập đoàn.

Masan hoàn tất huy động vốn cổ phần 250 triệu USD từ Bain Capital

Ngày 23/4, Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan công bố hoàn tất thành công việc huy động vốn cổ phần trị giá 250 triệu USD từ Bain Capital, quỹ đầu tư tư nhân hàng đầu thế giới.

Tri thức - Znews giới thiệu độc giả Tủ sách kiến thức kinh tế với đa dạng cuốn sách, câu chuyện trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế. Là nguồn tư liệu cho những người quan tâm và muốn nâng cao kiến thức trong lĩnh vực kinh tế. Những cuốn sách, câu chuyện trong Tủ sách không chỉ đơn thuần là những tác phẩm của tri thức mà còn chứa đựng bí quyết, kinh nghiệm quý báu từ các tác giả, nhà quản lý có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong ngành.

Đọc sách không chỉ giúp người đọc tiếp cận những kiến thức mới mà còn giúp mở rộng tầm nhìn và phát triển bản thân. Tủ sách kiến thức kinh tế mong muốn lan tỏa tri thức trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời phát triển văn hóa đọc cho người Việt.

Diệu Thanh

Bạn có thể quan tâm