Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Lý do TP.HCM kiến nghị xây thêm 2 cầu nối Đồng Nai

Ngoài những cây cầu đã có trong quy hoạch, ngành giao thông TP.HCM và Đồng Nai đề xuất nghiên cứu thêm cầu Phú Mỹ 2, Đồng Nai 2 nhằm nối kết giao thương, đi lại giữa 2 địa phương.

Cảng Cát Lái TP.HCM. Ảnh: Quỳnh Danh.

Sở Giao thông Vận tải TP.HCM đề xuất UBND TP.HCM về phương án quy hoạch cầu kết nối TP.HCM với tỉnh Đồng Nai. Đồng thời, đơn vị cũng kiến nghị thành phố nghiên cứu xây thêm cầu Đồng Nai 2 và Phú Mỹ 2 kết giao thông kinh tế giữa hai địa phương.

Theo đề xuất, cầu Phú Mỹ 2 có 6 làn xe sẽ kết nối khu nam TP.HCM với huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Hướng tuyến từ sông Đồng Nai đi theo đường Hoàng Quốc Việt kết nối nhánh rẽ với đường Nguyễn Lương Bằng (quận 7); sau đó kết nối vào đường Nguyễn Hữu Thọ.

Vị trí giao nhau với đường Nguyễn Hữu Thọ sẽ được đề xuất phương án làm nút giao khác mức (dự kiến tuyến chính Nguyễn Hữu Thọ đi trên cao để hạn chế ảnh hưởng đến các đồ án quy hoạch).

Cầu Đồng Nai 2 sẽ kết nối TP Thủ Đức và huyện Long Thành, quy mô 6 làn xe. Điểm đầu cầu được tính toán sẽ nối vành đai 3 tại nút giao Gò Công - đường nhánh từ tuyến vành đai ra xa lộ Hà Nội (phường Long Thạnh Mỹ, TP Thủ Đức); điểm cuối nối đường ĐT.777B (xã Tam An, huyện Long Thành).

Lưu lượng xe qua cầu Đồng Nai và cầu Long Thành
Nguồn: Sở GTVT TP.HCM.
Nhãn Cầu Đồng Nai Cầu Long Thành
Lưu lượng thiết kế PCU/ngày đêm 96000 48000
Lưu lượng thực tế
216000 65000

Đại diện Sở GTVT TP.HCM cho hay việc bổ sung phương án quy hoạch 2 vị trí cầu kết nối giao thông TP.HCM và Đồng Nai mang tính kết nối liên vùng và quy mô lớn, cần trình Bộ GTVT thẩm định để triển khai thực hiện.

TP.HCM và Đồng Nai bị chia cắt bởi các sông Đồng Nai, Lòng Tàu, Đồng Tranh và Thị Vải. Hiện nay, hướng kết nối giao thông đường bộ giữa TP.HCM và Đồng Nai hiện gián tiếp thông qua 3 tuyến nối Bình Dương là quốc lộ 1 qua cầu Đồng Nai; quốc lộ 1K qua Bình Dương kết nối với TP.HCM qua cầu Hóa An và đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây. Thực tế, các tuyến này đều đang quá tải.

Đại diện Sở GTVT TP.HCM cho hay quy hoạch phát triển giao thông vận tải TP.HCM đến năm 2020, tầm nhìn sau năm 2020, giao thông đường bộ kết nối TP.HCM - Đồng Nai có cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây (cầu Long Thành - 8 làn xe), cao tốc Bến Lức - Long Thành (cầu Phước Khánh - 4 làn xe), quốc lộ 1A (cầu Đồng Nai - 8 làn xe), vành đai 3 (cầu Nhơn Trạch - 8 làn xe).

Tuy nhiên, đến nay, ngoài cầu Phước Khánh (cao tốc Bến Lức - Long Thành) và cầu Nhơn Trạch (vành đai 3 TP.HCM) đang triển khai, cầu Cát Lái nằm trong quy hoạch nhưng chưa được xây dựng.

Do đó, sau khi tổng hợp các ý kiến của sở, ngành, Sở GTVT sẽ tham mưu UBND TP.HCM lấy ý kiến Bộ GTVT, làm cơ sở chuẩn bị nội dung làm việc giữa 2 địa phương.

TP.HCM noi Dong Nai anh 1

Vị trí các dự án cầu kết nối TP.HCM với tỉnh Đồng Nai. Ảnh: Sở GTVT TP.HCM.

Những cuốn sách hay về miền Nam

Đế quốc An Nam và người dân An Nam - bên cạnh thông tin tổng quan về địa lý, sản vật, tập quán ở nước ta hồi thế kỷ XIX, nhiều thông tin quan trọng về sông Mekong, địa lý Đàng Ngoài và Đàng Trong, nhất là Sài Gòn xưa, được ghi chép chi tiết.

Ký họa về Đông Dương - Nam Kỳ là một bộ tranh gồm hàng trăm bức ký họa có giá trị nghệ thuật đặc sắc, phản ánh trực quan, sinh động về đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa ở Sài Gòn và Nam Kỳ đầu thế kỷ XX.

Hình hài những dự án giao thông nối gần TP.HCM và Đồng Nai

Ngoài cầu Nhơn Trạch vừa khởi công, dự án cầu Phước Khánh và Cát Lái cũng được kỳ vọng sớm triển khai, hoàn thành để thêm sự lựa chọn đi lại cho người dân TP.HCM và Đồng Nai.

Thư Trần

Bạn có thể quan tâm