Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Lý do nhiều người dậy sớm mà không cần báo thức

Dù chưa có kết luận chính xác, các nhà khoa học cho rằng đồng hồ sinh học của con người có thể liên quan đến hiện tượng này.

Ảnh minh họa đồng hồ báo thức đặt trên tủ đầu giường. Ảnh: New York Times.

Một số người khẳng định họ thỉnh thoảng thức dậy sớm hơn 1-2 phút so với báo thức. Dù chưa có nhiều nghiên cứu về đề tài này, Russell Foster, Giám đốc Viện Khoa học Thần kinh về Giấc ngủ và Sinh học thuộc Đại học Oxford (Anh), khẳng định đây dường như là "hiện tượng có thật" dựa trên một số dẫn chứng.

Trong cuộc khảo sát qua điện thoại được công bố năm 1997 trên PubMed, nhà nghiên cứu tại các bang Iowa và Minnesota đã phỏng vấn ngẫu nhiên 269 người trưởng thành, đa số đến từ vùng Trung Tây nước Mỹ.

Kết quả, khoảng 3/4 người tham gia cho biết họ thỉnh thoảng thức dậy trước khi chuông báo thức reo. Trong khi đó, tỷ lệ người khẳng định thời gian thức giấc của họ ổn định đến nỗi không cần dùng đồng hồ báo thức chiếm dưới 1/4.

Sau khi phỏng vấn, nhóm nghiên cứu tìm 15 tình nguyện viên đến phòng thí nghiệm để theo dõi giấc ngủ trong 3 đêm. Trong sinh hoạt, họ thường xuyên, hoặc luôn thức dậy vào thời điểm cụ thể mà không dùng báo thức.

Trước khi ngủ, các tình nguyện viên sẽ đặt mốc thời gian thức dậy. Kết quả, thời gian thức giấc thực tế của 5/15 người tham gia chỉ chênh lệch khoảng 10 phút so với mục tiêu trong cả 3 ngày.

Theo New York Times, chưa thể kết luận chính xác tại sao cơ thể có thể làm được điều này. Tuy nhiên, một số nhà khoa học cho rằng yếu tố liên quan đến đồng hồ sinh học của con người.

Tiến sĩ Ravi Allada, nhà sinh học thần kinh về giấc ngủ và nhịp sinh học tại Đại học Northwestern (Mỹ), cho biết đồng hồ sinh học của con người được điều khiển bởi nhóm tế bào suprachiasmatic nucleus (SCN), nằm phía trên dây thần kinh thị giác.

Theo ông Foster, các tế bào đặc biệt trong mắt sẽ phát hiện thay đổi mức độ ánh sáng, chẳng hạn như ngay trước bình minh, kể cả khi chúng ta nhắm mắt.

Nhờ đó, các thay đổi trong cơ thể sẽ diễn ra như tăng hormone cortisol, adrenocorticotropin và huyết áp, giúp con người chuẩn bị một số hoạt động tại các thời điểm khác nhau trong ngày, ví dụ như đi ngủ vào ban đêm và thức dậy khi trời sáng.

Ly do ngu day som anh 1

Giao diện khi đến giờ báo thức trên iPhone. Ảnh: iOS Gadget Hacks.

Nhiều người cho biết họ có thể ngủ dậy sớm hơn nhiều so với thông thường mà không cần báo thức, đặc biệt trong những dịp quan trọng như có chuyến bay hay tham dự cuộc họp.

Trong trường hợp trên, ông Allada cho biết thay vì dậy dựa trên thời điểm trong ngày, cơ thể của chúng ta có thể thức dựa trên khoảng thời gian đã ngủ, tương tự cách hoạt động của đồng hồ cát. Ví dụ, nếu chúng ta phải dậy vào 4h sáng, cơ thể sẽ nhận biết để cố gắng thức đúng giờ.

Điều đó cho thấy cơ thể có khả năng cảm nhận thời gian rất tốt. Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng thức dậy sớm hơn báo thức, và một số người không bao giờ làm được điều đó.

Hiện tại, chưa có câu trả lời chính xác cho hiện tượng trên. Tuy nhiên theo quan điểm của ông Foster, nhu cầu ngủ có thể lấn át đồng hồ sinh học khi con người quá mệt mỏi.

Vẫn còn nhiều câu hỏi cần giải đáp về cách chúng ta tự thức dậy vào thời điểm nhất định. Tuy nhiên theo ông Foster, mọi người có thể đặt đồng hồ báo thức vào thời gian cố định mỗi ngày để cơ thể dần làm quen.

Những nhà khoa học tiên phong

"Những nhà khoa học tiên phong" là một cuốn sách thú vị về lịch sử của những phát minh nổi tiếng. Để có được những đóng góp vĩ đại cho nhân loại, các nhà khoa học nổi tiếng đã làm việc với lòng say mê và tinh thần học hỏi không ngừng.

Vì sao phụ nữ khó ngủ hơn đàn ông

Thay đổi hormone liên quan đến sinh sản và thời kỳ mãn kinh khiến cho phụ nữ có xu hướng gặp nhiều vấn đề giấc ngủ hơn so với nam giới.

Không có máy lạnh, làm thế nào để ngủ mát, dễ chịu hơn

Nếu không có máy lạnh hoặc muốn tiết kiệm điện, bạn có thể tận dụng tủ lạnh, quạt gió hoặc nước để làm mát cơ thể khi đi ngủ vào ban đêm.

Vì sao máy lạnh ôtô có bộ lọc nhưng vẫn không nên nằm ngủ bên trong

Cho dù bật điều hòa ở chế độ lấy khí ngoài và mở cửa sổ, khi xe đứng yên nồng độ các khí gây ngộ độc vẫn sẽ tích tụ và gây ngạt.

Phúc Thịnh

Bạn có thể quan tâm