Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Loại người tín nhiệm thấp khỏi danh sách hiệp thương bầu đại biểu QH

Người có số phiếu tín nhiệm thấp tại hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi cư trú sẽ không được đưa vào danh sách ứng cử trình hội nghị hiệp thương để bầu đại biểu Quốc hội.

Sáng 11/1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết liên tịch hướng dẫn quy trình hiệp thương, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Trong hướng dẫn quy trình hiệp thương, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết dự thảo nghị quyết đã có một số nội dung được bổ sung, chỉnh lý.

Theo đó, nếu người được dự kiến giới thiệu ứng cử có tỷ lệ tín nhiệm của cử tri nơi công tác hoặc nơi làm việc không đạt trên 50% (của tổng số cử tri tham dự tại hội nghị cử tri), ban lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức giới thiệu người khác.

Nếu không đạt trên 50% số phiếu tín nhiệm của cử tri tham dự hội nghị lấy ý kiến tại nơi cư trú thì không đưa vào danh sách ứng cử trình Hội nghị hiệp thương lần thứ ba. Trường hợp đặc biệt cần báo cáo rõ để Hội nghị hiệp thương xem xét, quyết định.

loai nguoi co tin nhiem thap khoi danh sach bau cu anh 1

Phiên họp thứ 52 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội diễn ra sáng 11/1. Ảnh: Quốc hội.

Liên quan đến việc tổ chức hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi công tác đối với người ứng cử đang công tác tại các cơ quan của Quốc hội, sau khi thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất quy định theo hướng: “Người ứng cử đại biểu Quốc hội đang công tác tại các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội thì tổ chức lấy ý kiến cử tri tại Văn phòng Quốc hội.

Theo Phó chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Ngô Sách Thực, phương án này là phù hợp vì thành phần được mở rộng hơn, lại giảm bớt được hội nghị.

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cũng cho rằng việc tổ chức như vậy sẽ đơn giản và nhanh hơn. “Thực tế từ khóa trước, khi biểu quyết danh sách không vướng gì, không có nhiều ý kiến, cơ bản là đồng thuận cao. Do đó có thể bớt các hội nghị, tập trung vào tổ chức một hội nghị mà vẫn đảm bảo tính phù hợp”, ông Phúc nói.

Kết luận nội dung này, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng Ủy ban Thường vụ nhất trí với phương án này vì tổ chức như vậy sẽ gọn hơn.

Cũng trong phiên làm việc sáng nay, 100% thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết thông qua hai dự thảo nghị quyết, gồm: Nghị quyết quy định chi tiết, hướng dẫn việc tổ chức hội nghị cử tri; việc giới thiệu người ứng cử đại biểu HĐND cấp xã ở thôn, tổ dân phố; việc hiệp thương, giới thiệu người ứng cử đại biểu, lập danh sách người ứng cử ĐBQH, đại biểu HĐND trong bầu cử bổ sung; và Nghị quyết hướng dẫn việc xác định dự kiến cơ cấu, thành phần và phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Tiểu ban Nhân sự, Hội đồng Bầu cử quốc gia họp phiên thứ nhất

Tiểu ban Nhân sự sẽ làm việc thường xuyên, liên tục để tham mưu giúp Hội đồng Bầu cử quốc gia tổ chức tốt cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

Hoài Thu

Bạn có thể quan tâm