Hussein Abo al-Kheir, tử tù người Jordan ở Saudi Arabia được Liên Hợp Quốc kêu gọi nên được trả tự do ngay lập tức. Ảnh: Tổ chức Nhân quyền Saudi Arabia của châu Âu. |
Vụ việc hôm 22/11 nâng tổng số vụ hành quyết trong hai tuần qua lên 17.
Vương quốc này từng cam kết không áp dụng án tử hình đối với tội phạm ma túy. Trong các cuộc phỏng vấn trước đây, Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman từng nói: “Về án tử hình, chúng tôi sẽ loại bỏ hoàn toàn nó”. Thái tử nói thêm rằng điều này sẽ ngoại trừ trường hợp giết hoặc đe hoặc tính mạng của người khác.
Nhưng gần đây, vương quốc này đã hành quyết 7 công dân và 10 người nước ngoài. Tổng cộng, Saudi Arabia đã xử tử 130 người trong năm nay, theo Guardian.
Một loạt vụ hành quyết đã khiến cựu quan chức thuộc đảng Bảo thủ Anh David Davis viết thư cho Ngoại trưởng Anh James Cleverly và đại sứ Saudi Arabia tại Anh để yêu cầu họ can thiệp, nhằm tìm kiếm sự ân xá cho Hussein Abo al-Kheir, một người Jordan.
Trong bức thư gửi cho Cleverly, ông Davis nói: “Hussein sinh ra trong một gia đình nghèo và trước khi bị bắt, ông ấy đã làm những công việc lương thấp để nuôi 8 đứa con: Lái xe taxi, tiếp viên xe buýt và bán rau quả. Thật vô lý khi người cha 8 con nghèo khó này lại có thể từng là một ‘ông trùm’ ma túy; ông ta không có tiền cũng như không có mối quan hệ nào để mua số lượng lớn ma túy ở Jordan rồi bán ở Saudi Arabia”.
Kheir đã bị chuyển đến phòng giam tử hình hôm 18/11.
Ông bị bắt vào năm 2014 và bị kết tội buôn lậu ma túy từ biên giới Jordan vào Saudi Arabia. Ông nói rằng mình chỉ nhận tội vì bị tra tấn, bao gồm bị treo ngược người và bị đánh vào bụng, chân.
Một tòa phúc thẩm đã hủy bỏ bản án có tội của ông Kheir vào tháng 3/2017, nhưng chính phủ đã ra lệnh xét xử lại 6 tháng sau đó, dẫn đến việc ông bị kết án tử hình vào tháng 11/2017.
Nhóm làm việc của Liên Hợp Quốc về việc giam giữ tùy tiện vào tháng 10 nói rằng việc bắt giữ ông là tùy tiện và ông nên được thả ngay lập tức.
Ông Kheir đã gọi điện cho em gái ở Canada vào tối 21/11 để nói lời vĩnh biệt. Em gái của ông dẫn lời anh trai nói trong tuyệt vọng: “Em ơi, đã chín năm rồi, họ không thả anh ra cũng không giết anh, bây giờ họ muốn làm gì anh thì làm”.
Châu Phi - Trung Đông: Những vấn đề chính trị và kinh tế nổi bật
Mục Thế giới giới thiệu cuốn sách "Châu Phi - Trung Đông: Những vấn đề chính trị và kinh tế nổi bật" của nhóm tác giả Đỗ Đức Định, Thái Văn Long, Trần Thị Lan Hương… được xuất bản năm 2012. Cuốn sách giới thiệu cuộc cải cách thể chế chính trị và kinh tế ở châu Phi và Trung Đông từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay.