Cụ thể, dự kiến sẽ có 32 chuyến bay được thực hiện bởi Vietnam Airlines, 12 chuyến bởi Vietjet Air, 5 chuyến bởi Bamboo Airways và 5 chuyến bởi Pacific Airlines.
Với các nước châu Mỹ, sẽ có 7 chuyến bay giải cứu công dân được thực hiện trong giai đoạn từ 1/11 tới 31/12, trong đó có 4 chuyến từ Mỹ và 3 chuyến từ Canada. Cả 7 chuyến bay đều do Vietnam Airlines thực hiện với tổng ghế cung ứng là 2.485 ghế.
Dự kiến sẽ có 54 chuyến bay giải cứu công dân Việt Nam về nước tránh dịch Covid-19. Ảnh: Hoàng Hà. |
Các hãng bay Việt cũng sẽ thực hiện 16 chuyến bay giải cứu công dân từ châu Âu trong giai đoạn trên, bao gồm 3 chuyến bay từ Pháp (1.029 ghế), 4 chuyến bay từ Nga (1.319 ghế), 2 chuyến từ Anh (686 ghế), 2 chuyến từ Đức (686 ghế), 1 chuyến từ Rumani (343 ghế), 5 chuyến từ các nước châu Âu khác như Cộng hòa Séc, Hà Lan và 3 chuyến bay chưa chốt điểm đón (tổng 1.709 ghế).
Các chuyến bay từ châu Âu sẽ được thực hiện bởi Vietnam Airlines và Bamboo Airways, trong đó hãng hàng không quốc gia thực hiện 13 chuyến, Bamboo Airways có 2 chuyến từ Nga và Cộng hòa Séc.
Với khu vực Đông Nam Á, sẽ có 14 chuyến bay giải cứu công dân, bao gồm 5 chuyến từ Singapore với tổng ghế cung ứng là 1.303 ghế.
Bên cạnh đó sẽ có 4 chuyến bay từ Malaysia, trong đó 2 chuyến do Vietnam Airlines khai thác, 1 chuyến do Vietjet Air và chuyến còn lại do Pacific Airlines khai thác với tổng ghế cung ứng là 960.
Vietjet Air cũng sẽ thực hiện 3 chuyến bay từ Brunei với tổng ghế 823 và 3 chuyến bay từ Philippines với 720 ghế.
Với châu Úc, Vietnam Airlines sẽ có 3 chuyến bay từ Melbourne và Sydney (Australia, 1.029 ghế), trong khi Bamboo Airways thực hiện 2 chuyến bay từ 2 thành phố trên (686 ghế).
Công dân từ các nước châu Á khác cũng có thể về nước với 1 chuyến bay từ Hong Kong (343 ghế), 1 chuyến bay từ Đài Loan (343 ghế), 3 chuyến bay từ Nhật Bản (1.029 ghế), 1 chuyến bay từ Hàn Quốc (343 ghế) và 1 chuyến bay từ Ấn Độ (343 ghế).
Ngoài ra, các hãng còn thực hiện 1 chuyến bay từ UAE (343 ghế), 1 chuyến từ Angola (343 ghế), 1 chuyến từ Israel (343 ghế).
Lịch bay trên là lịch bay dự kiến và Cục Hàng không khuyến nghị hành khách thường xuyên theo dõi thông tin từ Bộ Ngoại giao, Cục Hàng không và các hãng hàng không để nắm được lịch bay chính xác nhất.
Trước đó cơ quan này cũng khuyến cáo về các hành vi lừa đảo để trục lợi từ hành khách đi tàu bay trong bối cảnh đại dịch Covid-19.
Vào tháng 7, nhiều người có nhu cầu trở về Việt Nam trong mùa dịch trên những chuyến bay đón công dân theo chủ chương của Chính phủ đã nhận được thư điện tử lừa đảo nhằm chiếm đoạt tiền vé máy bay.
Cụ thể, các đối tượng thường giả mạo hãng hàng không hoặc lãnh sự quán Việt Nam tại nước sở tại để gửi thư tới công dân có nhu cầu. Nội dung thư nói về việc công dân đã may mắn nằm trong nhóm được lựa chọn ưu tiên để chuyên chở về Việt Nam trên chuyến bay thương mại nhằm đón công dân về nước tránh dịch.
Tuy nhiên, thông tin thanh toán trong thư điện tử lại thường là tài khoản ngân hàng cá nhân ở Việt Nam với mục đích chiếm đoạt tiền đặt vé. Giá vé ảo mà các đối tượng đề cập trong thư lừa đảo thường rơi vào khoảng 10-20 triệu đồng và yêu cầu hành khách phải gửi ngay trong 3 ngày để giữ chỗ trên chuyến bay.