Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Lấn chiếm và thách đố

Lấn chiếm và thách đố là chính sách Trung Quốc áp dụng và gia tăng cường độ trên Biển Đông. Các động thái từ năm 1988 đến nay tuần tự nhi tiến theo kế hoạch “biến không thành có".

1
Trung Quốc xây dựng công trình trái phép trên đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: IHS Jane’s Defense

Sau khi loan tin hôm 9/10 đã xây xong hai ngọn hải đăng ở Đá Châu Viên và Đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Bắc Kinh tuyên bố sẽ xây thêm nhiều “công trình hỗ trợ hàng hải, ứng cứu khẩn cấp và cứu hộ” khác trên Biển Đông “nhằm cung cấp dịch vụ hàng hải cho các nước trong khu vực và tàu bè qua lại”.

Hai ngọn hải đăng mới hoàn thành này nằm trên những bãi đá mà Trung Quốc lấn chiếm vào năm 1988. Đây là bước nối tiếp việc xây hàng loạt công trình quân sự, trong đó có 3 đường băng trên các bãi đá nay biến thành đảo nhân tạo.

Các động thái đó, từ năm 1988 đến nay, tuần tự nhi tiến theo kế hoạch “biến không thành có”.

Động thái đầu tiên là các cuộc lấn chiếm bằng vũ lực năm 1974, năm 1988, sau đó là việc giương ra cái gọi là “đường lưỡi bò”, một mặt thâu tóm Biển Đông, một mặt lấy đó làm “đường cơ sở” cho biên cương mới của Trung Quốc trên Biển Đông. Sau đó, Bắc Kinh thành lập cái gọi là “chính quyền Tam Sa” để đóng màn kịch thực thi “chủ quyền”.

Đến nay Bắc Kinh bồi đắp các bãi đá thành những đảo nhân tạo và công khai tuyên bố ở cấp cao nhất rằng đó là “chủ quyền không thể tranh cãi” của Trung Quốc từ “thời xa xưa” ngay trước ông Barack Obama.

Sự tuyên bố xảo ngôn trước mặt ông Obama mang ý nghĩa thách thức ông này đụng đến “chủ quyền” của Trung Quốc mới mọc lên giữa biển.

Chính vì thế mà một người vốn dĩ trầm tĩnh và dĩ hòa vi quý qua các cuộc khủng hoảng vũ khí hóa học của Syria tháng 8/2013 (ông Kerry dọa đánh rồi…thôi!), cuộc khủng hoảng Ukraine năm sau từ Crimea đến miền Đông nước này, và cả ở Syria lần này, nay phải “cuốn theo chiều gió”.

Ông Obama cho chuẩn bị thử tuần tiễu trong chu vi 12 hải lý quanh các đảo mới mọc đó xem sao, theo nguồn tin được cho là của cố vấn cao cấp thuộc Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ Daniel Kritenbrink.

Chi tiết “lằn ranh 12 hải lý” này là cả một vấn đề: Công ước Liên Hợp Quốc về luật Biển (UNCLOS) chỉ thừa nhận giới hạn 12 hải lý (không được vượt qua) cho các hòn đảo tự nhiên song không thừa nhận giới hạn 12 hải lý này cho các bãi đá chìm nay được bồi đắp thành đảo trồi lên mặt nước.

Điều đó có nghĩa tàu bè các nước có quyền vượt qua giới hạn 12 hải lý để đến sát các bãi đá biến thành đảo nhân tạo đó.

Bắc Kinh khăng khăng đây là các đảo thuộc chủ quyền nghìn đời của mình và không ai được vượt qua giới hạn 12 hải lý.

Thành ra, hải đăng, đảo thay vì bãi đá... tất cả chỉ là những cái cớ để Bắc Kinh lấn chiếm và thách đố thiên hạ, nhằm thử phản ứng, bằng không sẽ độc chiếm.

Zing.vn mở mục mới Giải mã thời sự để giải đáp những thắc mắc phía sau các sự kiện đang diễn ra trên thế giới bằng kiến thức cơ bản, dễ hiểu. Mục này do Nhà báo Danh Đức phụ trách.

Mỹ sẽ giám sát tự do hàng hải trên Biển Đông

Chỉ huy Hạm đội 3 của Hải quân Mỹ cho biết đơn vị này có thể hỗ trợ quá trình thực thi tự do hàng hải ở khu vực gần các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây trái phép ở Biển Đông.

Mỹ khẳng định sẽ điều tàu tới sát đảo do Trung Quốc xây

Quan chức thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ khẳng định Washington có thể triển khai ít nhất một tàu hải quân tới gần các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên Biển Đông.

Danh Đức

Bạn có thể quan tâm