Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Lạ lùng các ngôi trường của người Triều Tiên ở Nhật Bản

Trường trung học Triều Tiên ở quận Kita, Tokyo, trông giống bất kỳ ngôi trường nào khác với một chiếc đồng hồ tròn, lớn, nằm cao trên các tòa nhà màu xám.

Tại các ngôi trường Triều Tiên ở Nhật luôn có ảnh hai vị lãnh tụ Kim Il Sung và Kim Jong Il (Nguồn: Japan Times)
Tại các ngôi trường Triều Tiên ở Nhật luôn có ảnh hai vị lãnh tụ Kim Il Sung và Kim Jong Il. Ảnh: Japan Times

Giống nhiều học sinh ở Nhật Bản, Kim Yang Sun vẫn đạp xe tới trường mỗi sáng. Tuy nhiên khi tới trường, cô bé sẽ mặc đồ Triều Tiên truyền thống và học hành dưới các ảnh chân dung 2 nhà lãnh đạo Triều Tiên là Kim Il Sung (Kim Nhật Thành) và Kim Jong Il.

Trường trung học Triều Tiên ở quận Kita, Tokyo, trông giống bất kỳ ngôi trường nào khác với một chiếc đồng hồ tròn, lớn, nằm cao trên các tòa nhà màu xám.

Nhưng ở bên trong, tất cả các thông báo đều viết bằng tiếng Triều Tiên. Các nữ sinh và nữ giáo viên phải mặc trang phục "chima jeogori" truyền thống, gồm váy dài và áo khoác ngắn.

Tờ Japan Times vừa thực hiện một phóng sự về các ngôi trường đặc biệt này. Khi phóng viên đến nơi, các học sinh trong lớp đang bận rộn học toán, tiếng Anh và tiếng Triều Tiên. Tại một lớp học khác, học sinh xem phim tài liệu tiếng Nhật Bản về Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye.

Giáo trình của trường chủ yếu dựa trên giáo trình phổ thông của các trường trung học Nhật Bản, sẽ cho phép 40% học sinh của trường tiếp tục theo học đại học.

"Chúng tôi đã có thể học hành tại ngôi trường này là nhờ Tổ quốc", Kim, một học sinh 18 tuổi đang theo học tại ngôi trường được chính quyền Triều Tiên cấp vốn một phần, cho biết. "Họ đã giúp chúng tôi vượt qua những thời khắc khó khăn nhất sau giai đoạn chiếm đóng thuộc địa. Tôi sống ở Nhật Bản, nhưng vẫn cảm thấy kết nối với Tổ quốc".

Các ngôi trường giống như trường Kim đang học phục vụ một cộng đồng người Triều Tiên đông tới nửa triệu người. Tuy nhiên, chúng đang chật vật sinh tồn, khi cả Triều Tiên và Nhật Bản đều cắt giảm ngân sách.

Đất nước bí ẩn nhất thế giới trong mắt phóng viên Mỹ

Một nhà báo phương Tây hiếm khi được cho phép vào Triều Tiên. Việc một phóng viên người Mỹ đến thăm quốc gia về cơ bản đang bị cô lập với thế giới này lại càng ít xảy ra hơn.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã không cho các bậc phụ huynh Triều Tiên được hưởng tiền trợ cấp, trong bối cảnh mối quan hệ giữa Nhật Bản và Triều Tiên đã bị xấu đi vì các cuộc bắt cóc công dân Nhật diễn ra cách nay 3 thập kỷ.

Hiệu trưởng Shin Gil Ung nói rằng trường vẫn dạy các học sinh coi cả Triều Tiên và Hàn Quốc là đất mẹ. Các học sinh cũng được học về "tình hình thực tế" ở Triều Tiên và nền kinh tế ở đây.

"Các học sinh sẽ tự quyết định việc có ủng hộ hệ thống chính trị đó (Triều Tiên) hay không", ông Shin nói. "Chúng tôi tránh không nói với các em rằng mọi điều Triều Tiên làm đều đúng."

Các ngôi trường như thế này đã bị chỉ trích. Hideshi Takesada, một giáo sư tại Đại học Takushoku ở Tokyo, người chuyên nghiên cứu về Triều Tiên, nói rằng nội dung giảng dạy trong các trường này "rất nặng tư tưởng" và rằng "tất cả nam, nữ học sinh đều được yêu cầu vâng lời lãnh tụ Kim Jong Un".

Robert Dujarric, giám đốc Viện nghiên cứu châu Á đương đại tại Đại học Temple, Tokyo, cho biết các ngôi trường này là công cụ tuyên truyền của Triều Tiên.

Học sinh trường Triều Tiên ở Nhật mặc đồ truyền thống khi đến trường. Ảnh: Japan Times
Học sinh trường Triều Tiên ở Nhật mặc đồ truyền thống khi đến trường. Ảnh: Japan Times
Học sinh ở Trường trung học Triều Tiên không được khuyến khích dùng tiếng Nhật, ngôn ngữ mà nhiều em sử dụng bình thường ở nhà. Các học sinh cũng được học một giáo trình dịch lại từ sách giáo khoa Nhật Bản sang tiếng Triều Tiên. Shin cho biết riêng với môn lịch sử hiện đại, các học sinh được dạy từ quan điểm của Triều Tiên.

Các loại thực phẩm Triều Tiên như cơm bibimbap và kimchi được bán trong căng tin của trường. Các học sinh trung học năm cuối thường về thăm Triều Tiên trong kỳ nghỉ Hè.

Các ngôi trường này được thành lập sau Thế chiến thứ 2, bởi những người Triều Tiên đã tới Nhật Bản trong quá trình nước này chiếm đóng Triều Tiên kéo dài 35 năm. Việc đất nước chia đôi hai miền về sau đã khiến người Triều Tiên chưa muốn trở về cố quốc. Họ lập ra các ngôi trường để chuẩn bị cho việc con cái họ sẽ hồi hương sau này.

Nhật Bản hiện có khoảng 70 ngôi trường như thế, đào tạo 8.000 học sinh từ mẫu giáo cho tới khi vào đại học. Con số này đã sụt giảm so với mức hơn 40.000 học sinh của năm 1961 vì tỷ lệ sinh sụt giảm và bởi một số người Triều Tiên đã nhập quốc tịch Nhật Bản.

Tuy nhiên giờ đây, số phận của những ngôi trường này có thể phụ thuộc vào thái độ của Triều Tiên trong các cuộc đàm phán quanh số phận nhiều người Nhật Bản bị điệp viên Triều Tiên bắt cóc cách nay hơn 30 năm.

Mặc dù người Nhật Bản cho phép các ngôi trường tồn tại trong nhiều thập kỷ qua, sự tức giận liên quan tới việc Triều Tiên không trao trả những người bị bắt cóc đã khiến không ít dân Nhật Bản có hành vi phân biệt đối xử với các giáo viên và học sinh.

"Những đứa trẻ chẳng làm gì sai cả", Pak Su Won, 50 tuổi, lãnh đạo một nhóm các bà mẹ của các học sinh theo học trường Triều Tiên ở Nhật Bản nói trong cuộc biểu tình trước cửa Bộ Giáo dục. "Chúng  chỉ là học sinh trung học bình thường. Tại sao lại phân biệt đối xử với chúng?"

Nhà chức trách Nhật Bản đã kêu gọi các ngôi trường này cắt mối liên hệ với Triều Tiên.

Khi lên nhậm chức hồi tháng 12/2012, Bộ trưởng Giáo dục Hakubun Shimomura nói rằng việc không có tiến triển trong hoạt động đàm phán về những người bị bắt cóc và mối liên hệ giữa các ngôi trường với Triều Tiên đã khiến công chúng Nhật Bản khó chấp nhận việc trợ cấp cho những trường này.

Năm ngoái, chính quyền ông Abe đã không cho các gia đình có con theo học trường Triều Tiên nhận khoản trợ cấp thường niên trị giá 120.000 yen. Đây là khoản tiền mà những người có con theo học trung học ở Nhật Bản được nhận.

Vẻ đẹp mặn mà của thiếu nữ Triều Tiên

Hoàn Cầu thời báo đăng tải loạt ảnh về những thiếu nữ Triều Tiên xinh đẹp trên đường phố Bình Nhưỡng.

Shin nói rằng một số bậc phụ huynh đã không chịu nổi học phí của trường Triều Tiên nên đành đưa con tới học trường Nhật Bản. Shin cũng nói rằng một số trường Triều Tiên nằm ở các khu vực xa xôi tại Nhật Bản thậm chí còn không có đủ tiền trả lương cho các giáo viên.

Nhiều chính quyền địa phương cũng đã không cấp vốn cho trường Triều Tiên. Ví dụ tại tỉnh Osaka, nơi có đông người Triều Tiên thiểu số, chính quyền mới cắt khoản trợ cấp trị giá 185 triệu yen mỗi năm cho các trường Triều Tiên.

Hồi tháng 8 năm nay, Ủy ban chống phân biệt chủng tộc LHQ đã kêu gọi Nhật Bản đảo ngược quyết định không trợ cấp cho các trường Triều Tiên. Tuy nhiên tới tháng 9 năm nay, Shimomura nói rằng ông thấy "rất tiếc" khi Ủy ban đã đưa ra lời kêu gọi như vậy.

Còn theo Trung tâm thông tin nhân quyền châu Á Thái Bình Dương, các vụ phát ngôn thù ghét nhằm vào người Triều Tiên ở Nhật Bản cũng đã tăng lên. Tháng 8 năm nay, ông Abe tuyên bố muốn xử lý triệt để vấn đề này.

Bất chấp việc bị ghét bỏ, các trường Triều Tiên ở Nhật Bản đã không còn dạy học sinh theo hướng chuẩn bị để trở lại định cư ở Triều Tiên. Thay vì thế, ông Shin nói rằng các trường đều trang bị kiến thức và kỹ năng để học sinh có thể phục vụ cho cộng đồng nơi các em đang sống ở Nhật Bản.

"Nếu 2 miền thống nhất, tôi có thể muốn trở lại và sống ở Triều Tiên", cậu học trò 18 tuổi tên Kim thổ lộ. "Nhưng tôi đã sống trong một thời gian dài ở Nhật Bản. Đất nước này tiện nghi và dễ sống hơn nhiều".

Những hình ảnh mới lạ về mùa đông ở Triều Tiên

Andrew Macleod, doanh nhân người Australia mới công bố những bức ảnh mùa đông Triều Tiên mà anh chụp khi du lịch đến đất nước này.

http://www.vietnamplus.vn/la-lung-cac-ngoi-truong-cua-nguoi-trieu-tien-o-nhat-ban/292130.vnp

Theo Vietnam Plus

Bạn có thể quan tâm