Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những bức tường ngăn cách lãnh thổ nổi danh nhất hành tinh

Xung đột, bất hòa hoặc nạn buôn lậu và nhập cư bất hợp pháp khiến nhiều quốc gia chọn cách xây tường rào để ngăn cách các vùng lãnh thổ nằm cạnh vùng đất của đối phương.

Bức tường rào giữa Ấn Độ và Pakistan, hai cường quốc hạt nhân Nam Á, được xây dựng năm 2003, sau khi đôi bên đạt thỏa thuận ngừng bắn. Tranh chấp vùng đất Kashmir thổi bùng mối bất hòa giữa hai nước nên Ấn Độ quyết định xây hàng rào ngăn cách với Pakistan để ngăn các chiến binh đối phương xâm nhập vào lãnh thổ của mình. Ảnh: Reuters

Quân đội Israel xây dựng hàng rào chạy dọc 65 km biên giới với Palestine trên dải Gaza năm 1994. Nhà nước Do Thái chỉ mở một vài chốt gác trên nó để người dân có thể qua lại biên giới hai nước. Dù Palestine đã được Liên Hợp Quốc công nhận là quốc gia độc lập nhưng Israel không thừa nhận điều này. Ảnh: Getty

Hệ thống đường hầm bí mật bên dưới Nhà Trắng

Một hệ thống hầm ngầm tối mật được xây dựng bên dưới Nhà Trắng để tổng thống Mỹ có thể sử dụng chúng trong trường hợp khẩn cấp.

Dựa vào hiệp ước năm 1979, Ai Cập cho phép Israel xây hàng rào ngăn cách phần lãnh thổ của mình với dải Gaza. Sau khi quân đội Do Thái rút khỏi vùng đất của người Palestine năm 2005, Ai Cập đưa quân tới gác trên hàng rào này để ngăn những kẻ buôn lậu. Ảnh: Reuters

Bên cạnh việc xây dựng hàng rào ngăn cách dải Gaza, Israel cũng dựng bức tường cao để chia cắt Bờ Tây. Bức tường này dài 670 km với độ cao trung bình khoảng 8 m. Ở một vài đoạn, nhà nước Do Thái sử dụng dây thép gai để ngăn cách tạm thời. Ảnh: EPA

Sau khi kết thúc thỏa thuận ngừng bắn, người ta xây dựng hàng rào dọc biên giới Triều Tiên và Hàn Quốc bao bọc khu phi quân sự (DMZ). Khu phi quân sự là vùng đất dài 2.400 km và rộng 4 km nằm ở biên giới Hàn Quốc và Triều Tiên. Nhiều người thiệt mạng khi cố vượt qua khu vực này. Ảnh: Reuters

Những chuyện khó tin ở nhà tù kỳ dị nhất thế giới

Quản giáo đứng bên ngoài hàng rào cao vút của nhà tù San Pedro để đảm bảo không phạm nhân nào có thể trốn thoát trong khi tù nhân tự quản ở phía bên trong.

Tường rào ngăn cách biên giới Mỹ - Mexico. Bất ổn ở quốc gia láng giềng khiến Mỹ phải dựng hàng rào để ngăn tội phạm hay những kẻ buôn lậu ma túy cùng những người nhập cư bất hợp pháp đổ vào nước Mỹ. Lực lượng biên phòng Mỹ phải tuần tra liên tục để đảm bảo sự tồn tại của công trình này. Ảnh: AP

Ấn Độ xây dựng hàng rào dọc biên giới Bangladesh để ngăn những người nhập cư bất hợp pháp hoặc những kẻ buôn lậu tràn vào vùng đất của họ. Công trình này được xây dựng năm 1993. Các cuộc đụng độ từ năm 2000 đến năm 2007 làm hơn 700 người Bangladesh thiệt mạng. Ảnh: AP

Liên minh châu Âu xây dựng bức tường để ngăn cách phần lãnh thổ của các quốc gia trong khối với vùng đất bên ngoài, chủ yếu ở Trung Đông và Bắc Phi. Chúng góp phần ngăn dòng người nhập cư ở lục địa đen tràn vào châu Âu. Con đường duy nhất mà họ chọn là vượt qua Địa Trung Hải. Tuy nhiên, hàng chục nghìn người bỏ mạng khi tiếp cận châu Âu bằng phương pháp này trong vài năm qua. Ảnh: AFP

Bức tường cao ngăn cách Tây Ban Nha và Morocco. Người nhập cư từ châu Phi tìm mọi cách để vượt qua hàng rào này khiến lực lượng an ninh Tây Ban Nha phải làm việc vất vả để trục xuất họ qua hàng rào. Ảnh: Reuters

Năm 2007, chính phủ Mỹ xây dựng bức tường cao trong chính thủ đô Baghdad của Iraq. Nó ra đời nhằm ngăn cách khu vực sinh sống của những người Hồi giáo dòng Shiite và Sunni. Mỹ hy vọng bức tường dài 5 km có thể ngăn xung đột sắc tộc giữa những người dân Iraq. Ảnh: AP

Lính Mỹ héo mòn trong chiến trận

Nguy hiểm rình rập tại chiến trường Iraq và Afghanistan là nỗi ám ảnh thực sự đối với lính Mỹ trong thế kỷ 21.

Hồng Duy

Bạn có thể quan tâm