Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Lính Mỹ héo mòn trong chiến trận

Nguy hiểm rình rập tại chiến trường Iraq và Afghanistan là nỗi ám ảnh thực sự đối với lính Mỹ trong thế kỷ 21.

Michael Kamber khóc khi nhìn thấy thi thể đồng đội sau một vụ gài bom ven đường năm 2004. “Tôi đang làm việc ở thành phố Sadr, Iraq thì nhận được điện thoại báo xảy ra một vụ nổ bom. Khi tới nơi, tôi nhìn thấy những mảnh thi thể đồng đội và một chiếc xe bị phá hủy. Chúng tôi phải nhặt các mảnh xác sau đó đưa cậu ấy trở về. Nhiều người khác bị thương trong đó có hai người là anh em ruột. Người em khăng khăng đòi về nhà nhưng người anh an ủi: ‘Chúng ta tới đây để hoàn thành nhiệm vụ và cùng nhau trở về. Em hãy gọi mẹ và nói rằng anh vẫn ổn’”, Kamber nhớ lại. Ảnh: NY Times

Lính Mỹ được 'trang bị tận răng' như thế nào?

Mỗi khi ra trận, lính Mỹ mang theo áo giáp, mũ bảo hiểm, vũ khí cá nhân và các trang thiết bị đi kèm với trọng lượng khoảng 27 kg.

 

David Guttenfelder, binh sĩ thuộc Lữ đoàn viễn chinh số 2 Thủy quân Lục chiến Mỹ tại huyện Newa, tỉnh Helmand, Afghanistan. Guttenfelder cho biết họ được trực thăng đưa tới chiến trường trong một đêm tháng 7/2009. Sau đó, họ phải đi bộ nhiều ngày trên sa mạc khô nóng với hàng chục kilogram vũ khí, thiết bị và nhu yếu phẩm trên người. Ảnh: AP

Thương binh nặng Tyson Johnson III được đưa về Mỹ sau 8 tháng làm nhiệm vụ ở Iraq năm 2004. Anh gia nhập quân đội Mỹ vì coi đó là nghề có thể mưu sinh. Tuy nhiên, người lính 22 tuổi (thời điểm bị thương) được đưa về nước khi cơ thể không còn nguyên vẹn. Ảnh: NOOR

 

Bobby Henline, một binh sĩ bị thương, đang tái hòa nhập cuộc sống khi được đưa trở về nhà ở San Antonio. Ảnh: Magnum

Lính Mỹ bị thương khi chiến đấu ở tỉnh Nuristan, miền đông Afghanistan. Họ bị bao vây trên một dãy núi cao, nơi quân tiếp viện rất khó ứng cứu. Binh lính phải kiếm 6 chiếc xe kéo để di chuyển thương binh. Ảnh: Time

Lính Mỹ đưa thi thể đồng đội về sau một trận phục kích ở Afghanistan năm 2007. Ảnh: Time

Lính Mỹ được đào tạo như thế nào?

Để trở thành một quân nhân trong quân đội Mỹ, một thanh niên có thể đến nộp hồ sơ tại các trung tâm tuyển dụng hay đơn giản chỉ cần gửi mail.

 

Hạ sĩ Burness Britt bị thương trong một cuộc phục kích ở Afghanistan năm 2011. Tác giả bức ảnh là phóng viên chiến trường người Đức Anja Niedringhaus của hãng thông tấn AP. Bà thiệt mạng đầu năm 2012 khi một viên cảnh sát Afghanistan điên cuồng nã đạn vào chiếc xe nơi bà đang ngồi cùng phóng viên Kathy Gannon của AP. Gannon may mắn qua khỏi. Ảnh: Time

Lính Mỹ đào bới đống đổ nát của một ngôi nhà để tìm đồng đội bị thương. Ít nhất 6 lính Mỹ đã chết sau một vụ đánh bom liều chết. Ảnh: NY Times

Quân đội Mỹ nuôi binh sĩ như thế nào?

Mỗi bữa ăn của quân nhân Mỹ cung cấp trung bình khoảng 1.250 calo nhằm đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cần thiết để duy trì sức khỏe và tinh thần chiến đấu.

 

Balazs Gardi nằm nghỉ sau cuộc chạm trán với các tay súng nổi dậy ở thung lũng Korengal, Afghanistan. Đây được coi là một trong những chiến trường nguy hiểm nhất đối với lính Mỹ. Thung lũng dài 10 km này là con đường huyết mạch cung cấp vũ khí và lực lượng cho Taliban. Ảnh: Time

Thương binh James Nachtwey nỗ lực tái hòa nhập cuộc sống nơi quê nhà. Cơ thể không còn nguyên vẹn khiến anh gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Ảnh: Time

Đồng đội sơ cứu cho Trung sĩ David Brown khi ông bị trúng đạn trong lúc tuần tra tại khu vực Dora, thủ đô Baghdad, Iraq năm 2007. Ảnh: AFP

11 loại vũ khí lợi hại chỉ Mỹ và đồng minh có

Máy bay không người lái MQ9 Reaper, súng laser Avenger hay xe tăng tàng hình ADAPTIV... giúp quân đội Mỹ chiếm một phần ưu thế trên mọi chiến trường.

Hồng Duy

Bạn có thể quan tâm