Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những chuyện khó tin ở nhà tù kỳ dị nhất thế giới

Quản giáo đứng bên ngoài hàng rào cao vút của nhà tù San Pedro để đảm bảo không phạm nhân nào có thể trốn thoát trong khi tù nhân tự quản ở phía bên trong.

Một góc nhà tù San Pedro. Ảnh: Wikipedia

Nhà tù San Pedro nằm ở ngoại ô thủ đô La Paz, Bolivia. Đây là nơi giam giữ 2.400 tù nhân khét tiếng của quốc gia Nam Mỹ. Họ tự phân chia nhau làm các công việc như mục sư, nhân viên cung cấp thực phẩm, hướng dẫn viên, thợ cắt tóc, thợ mộc, người đóng giày và cả những kẻ cung cấp cocain. Thậm chí, một người từng chạy đua vị trí Phó tổng thống Bolivia cũng nằm trong số các phạm nhân.

Xung quanh nhà tù có khoảng 50 nhân viên an ninh vũ trang. Nhiệm vụ duy nhất của họ là bảo đảm không cho tù nhân nào trốn thoát. Họ hoàn toàn không can thiệp vào công việc nội bộ bên trong nhà tù, bao gồm cả trường hợp xảy ra bạo động. Tuy nhiên, những kẻ muốn trốn thoát có thể phải trả giá bằng chính mạng sống của mình.

Jason Batansky, một tay ưa mạo hiểm đã liều mình đột nhập vào khám phá nhà tù San Pedro trong vai một người đi thăm thân nhân. Daily Beast đã đăng tải câu chuyện của Batansky khi anh khám phá một trong những nhà giam kỳ lạ nhất thế giới.

Cuộc sống ở San Pedro hoàn toàn khác biệt với những nhà tù trên thế giới. Ảnh: Daily Beast

Nhà tù kiên cố nhất nước Mỹ và vụ vượt ngục táo tợn

Vụ trốn trại liều lĩnh và bí ẩn trong lịch sử đã diễn ra tại nhà tù vốn được coi là nơi nghiêm ngặt nhất nước Mỹ trong những năm 90.

10 băng đảng trong tù khét tiếng nhất nước Mỹ

Bên cạnh các hoạt động phi pháp ngoài xã hội, các băng đảng xã hội đen ở Mỹ còn luồn lách vào các nhà tù liên bang để cung cấp ma túy và gái mại dâm cho các tù nhân.

Sau khi để lại đồ đạc ở trạm kiểm soát, tôi bước qua cánh cửa kim loại lớn dẫn tới khoảng sân rộng, nơi các tù nhân đang háo hức chờ người tới thăm. Tôi nhận ra mình đứng trong không gian hẹp với 2.400 tội phạm khét tiếng nhất Bolivia mà hoàn toàn không có người bảo vệ. Sự bối rối của tôi nhanh chóng khiến các tù nhân chú ý.

Một trong các tù nhân là Manuel, biệt danh Barba đã tiếp cận tôi. Anh ta là người đang chờ hầu tòa vì buôn bán cocain. Sau khi thanh toán khoản phí vệ sinh 30 USD cho Barba, anh ta đưa tôi đi ăn ở nhà hàng trong tù. Tôi thưởng thức món thịt nướng do một nữ đầu bếp phục vụ. Nó khá ổn so với đồ ăn phía bên ngoài bức tường.

Sau bữa trưa, chúng tôi đi bộ qua những hành lang và cầu thang để tới các phòng nhỏ, sạch sẽ, nơi ở chung của 4 người đàn ông. Barba cho tôi thử cocain và bảo tôi ngồi trên chiếc giường phủ bởi những tấm ảnh lõa lồ của các thiếu nữ. Nhiều người tới nhà tù San Pedro để có thể được thưởng thức loại cocain được coi là tinh khiết nhất ở Bolivia.

Trẻ em bên trong San Pedro. Ảnh: Wikipedia

Sau một thời gian trò chuyện, Barba tiết lộ anh ta từng giết một tù nhân khác để tự vệ sau khi đôi bên xảy ra tranh chấp về buôn bán ma túy. Nơi Barba kể cho tôi nghe chuyện này cũng chính là khu vực một kẻ làm dụng trẻ em bị đám đông đánh chết vài giờ sau khi bị ném vào nhà tù.

Tôi cũng có cơ hội tới nhà thờ trong tù và trò chuyện với mục sư. Khi lên mái công trình, tôi có thể nhìn toàn cảnh nhà tù, nơi khói bốc lên từ các nhà hàng và trẻ em chơi đồ chơi giữa phố. Barba cho biết, các phòng giam bị thay thế bởi những ngôi nhà thuê, nơi phạm nhân có cơ hội sử dụng Internet và bồn tắm nước nóng. Tuy nhiên, nếu một tù nhân không có việc làm, anh ta sẽ phải ngủ ngoài đường như những người vô gia cư.

Chính phủ Bolivia hoàn toàn không can thiệp vào cuộc sống trong tù. Nếu một tù nhân không chịu làm việc, cách duy nhất để anh ta tồn tại là dựa vào tiền chu cấp của vợ con. Nếu không, anh ta sẽ bị bỏ mặc tới chết mà không người nào giúp đỡ. Ngoài ra, cocain bán trong tù được chính các tù nhân tạo ra và gần như không pha tạp chất.

Tù nhân lập ra các đảng phái của riêng mình. Tham vọng chính trị của họ vượt ra ngoài hàng rào vây quanh San Pedro. Tôi được diện kiến Leopoldo Fernández, ứng viên phó tổng thống Bolivia. Ông từng là thống đốc khu vực phía bắc Pando từ năm 2006 tới năm 2008. Ông bị bắt vì có hành vi chống lại tình trạng khẩn cấp do Tổng thống Evo Morales ban hành. Ngồi trong nhà giam nhưng Fernández vẫn điều hành cấp dưới chuẩn bị cho chiến dịch tranh cử của mình.

Ngoài ra, ở San Pedro còn có một đội ngũ hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp, chuyên săn đón những người thích phiêu lưu như tôi. Nhà tù hoạt động dựa vào mô hình tự quản tàn bạo nhưng tù nhân ở đây có quyền chọn thức ăn, trang phục và việc làm. Trong khi đó, 80% tù nhân ở San Pedro chưa chính thức bị tòa án buộc tội khiến chức năng của nhà tù bị sai lệch gần như hoàn toàn.

Nhà tù lớn nhất Nam Mỹ và vụ thảm sát kinh hoàng

Là trại giam lớn nhất khu vực Nam Mỹ với giai đoạn giam giữ đỉnh điểm tới 8.000 tù nhân, tên tuổi của Carandiru gắn liền với vụ nổi loạn nhà tù đẫm máu trong lịch sử Brazil.

Những cuộc vượt ngục khó tin nhất thế giới

Người quản ngục không thể ngờ rằng phạm nhân do họ quản thúc lại có thể dễ dàng trốn khỏi tù bằng cách trườn người qua khe hẹp hay giả chết vì mắc bệnh AIDS.

Hồng Duy

Bạn có thể quan tâm