Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nhà tù kiên cố nhất nước Mỹ và vụ vượt ngục táo tợn

Vụ trốn trại liều lĩnh và bí ẩn trong lịch sử đã diễn ra tại nhà tù vốn được coi là nơi nghiêm ngặt nhất nước Mỹ trong những năm 90.

Tên gọi Alcatraz xuất phát từ tiếng Tây Ban Nha với nghĩa là “chim lạ” hay “chim bồ nông” sinh sống trên đảo. Năm 1853, quân đội Mỹ bắt đầu xây dựng một pháo đài quân sự với hơn 111 khẩu đội pháo trên đảo Alcatraz để bảo vệ vịnh San Francisco. Alcatraz cũng trở thành nơi giam giữ các tù nhân.
Tên gọi Alcatraz xuất phát từ tiếng Tây Ban Nha với nghĩa là “chim lạ” hay “chim bồ nông”. Ban đầu người ta dựng một ngọn hải đăng trên đảo Alcatraz để dẫn đường cho các tàu di chuyển tới bờ biển phía bắc California. Năm 1853, quân đội Mỹ bắt đầu xây dựng một pháo đài quân sự với hơn 111 khẩu đội pháo trên đảo nhằm bảo vệ vịnh San Francisco. Năm 1909, người ta phá bỏ ngọn hải đăng để xây dựng nhà tù. Ảnh: KTVU
Từ năm 1859, người ta chỉ tống giam tù nhân quân sự, phi hành đoàn của một con tàu, thành viên bộ lạc Hopi, Apache hay người Ấn Độ gốc Modoc trong cuộc chiến tranh Ấn Độ. Từ năm 1933, Sở Tư pháp Mỹ thay quân đội nắm quyền quản lý Alcatraz và biến nơi đây thành một trại giam liên bang – nơi giam giữ những tù nhân nguy hiểm nhất nước Mỹ.
Năm 1933, Sở Tư pháp Mỹ thay quân đội nắm quyền quản lý Alcatraz và biến nơi đây thành trại giam liên bang – nơi giam giữ những tù nhân nguy hiểm nhất nước Mỹ. Với vị thế cô lập giữa vùng nước lạnh và dòng chảy mạnh của vịnh San Francisco, xung quanh bao phủ sương mù, các nhà khai thác nhà tù Alcatraz tin nó là trại giam có hệ thống an ninh nghiêm ngặt nhất nước Mỹ vào thời điểm đó. Ảnh: KTVU
Những dãy nhà tù chính được xây dựng từ 1910-1912. Nhà tù Alcatraz còn có tên gọi khác là “The Rock” (Tảng đá), ám chỉ sự kiên cố của trại giam khi tù nhân chỉ có thể vào mà khó có thể trốn thoát.
Dãy phòng giam chính với những chấn song dày được xây dựng trong hai năm (1910-1912). Nhà tù Alcatraz còn có tên gọi khác là “The Rock” (Tảng đá), ám chỉ sự kiên cố của trại giam khi tù nhân chỉ có thể vào mà khó có thể trốn thoát. Alcatraz nằm cách đất liền hơn 2 km.  Ảnh: KTVU

Cảnh sống trong lồng sắt của phạm nhân ở Mỹ

Phòng thể dục thành nơi sinh hoạt, phạm nhân sống trong khu biệt giam suốt 23 tiếng hay tù nhân bị xích chân khi lao động là cuộc sống bên trong nhiều trại giam quá tải ở Mỹ.

Số lượng tù nhân đã trốn thoát khỏi trại giam Alcatraz vẫn là một dấu hỏi. 36 phạm nhân được cho là đã tìm cách trốn trại. Trong số đó, 23 tên bị bắt, 6 kẻ bị bắn chết, 2 người chết đuối, 5 người khác mất tích.
Số lượng tù nhân đã trốn thoát khỏi "đảo ngục" Alcatraz vẫn là một dấu hỏi. 36 phạm nhân được cho là đã tìm cách trốn trại. Trong số đó, 23 tên bị bắt, 6 kẻ bị bắn chết, hai người chết đuối, 5 người khác mất tích. Ảnh: KTVU
a

Các tù nhân trốn trại thường hối lộ nhân viên an ninh trước khi đào tẩu. Năm 1962, phạm nhân John Paul Scott đã tự bôi mỡ lợn lên người để trèo qua cửa sổ và bơi qua vịnh San Francisco. Tên này đã kiệt sức khi đặt chân tới cầu Cồng Vàng. Cảnh sát phát hiện hắn nằm bất tỉnh trong tình trạng sốc nhiệt. Ảnh: KTVU

a
Sơ đồ vụ trốn ngục Alcatraz từ hướng bắc của hai phạm nhân Theodore Cole và Ralph Roe ngày 17/12/1937. Ảnh: KTVU

10 băng đảng trong tù khét tiếng nhất nước Mỹ

Bên cạnh các hoạt động phi pháp ngoài xã hội, các băng đảng xã hội đen ở Mỹ còn luồn lách vào các nhà tù liên bang để cung cấp ma túy và gái mại dâm cho các tù nhân.

a
Hình ảnh về vụ trốn trại bạo lực nhất tại Alcatraz hay còn gọi là “Cuộc chiến Alcatraz” xảy ra từ ngày 2 đến 4/5/1946. Hai nhân viên nhà tù là William A. Miller và Harold Stite cùng hai phạm nhân đã bị giết. Một thời gian sau, hai tù nhân khác bị xử tử tại nhà tù San Quentin vì liên quan tới vụ việc. Ảnh: KTVU
a
Cận cảnh một phòng giam tại Alcatraz. Theo AP, ngày 11/6/1962, Frank Morris và hai anh em John và Clarence Anglin đã thực hiện vụ vượt ngục táo tợn nhất trong lịch sử Mỹ. Ba tên cướp ngân hàng dùng thìa và nĩa để khoét sâu những lỗ hổng và lỗ thông khí trong xà lim. Sau nhiều tháng, chúng đã đào thành công đường hầm qua bức tường dày 20 cm và leo lên mái nhà. Ảnh: KTVU
a
Những kẻ đào tẩu di chuyển qua vịnh San Francisco trên những chiếc bè được ghép từ 50 áo mưa cao su. Chúng không quên đánh lừa nhân viên an ninh bằng cách đặt hình nộm giả làm từ giấy, tóc thật lên giường trong tư thế đang ngủ. Morris và anh em nhà Anglin tẩu thoát khỏi Alcatraz mà không để lại dấu vết. Ảnh: NYDailynews
Những kẻ đào tẩu di chuyển qua vịnh San Francisco trên những chiếc bè được ghép từ 50 áo mưa cao su. Chúng không quên đặt hình nộm giả làm từ giấy, tóc thật và sơn, lên giường để đánh lừa nhân viên an ninh khi họ đi kiểm tra. Morris và anh em nhà Anglin đã biến mất mà không để lại dấu vết.

Một cuộc truy lùng 3 kẻ đào tẩu với sự tham gia của cảnh sát, lực lượng bảo vệ bờ biển, quân đội Mỹ đã diễn ra ngay sau đó, song tung tích về chúng vẫn chỉ là con số không. Người ta chỉ tìm thấy bè tự chế của 3 tội nhân trôi nổi gần đảo Angel. Cuộc điều tra sau đó cho hay chúng đã chết đuối khi bơi vào bờ, song nhiều người lại tin rằng, những kẻ trốn trại năm xưa vẫn sống ẩn dật ở nơi nào đó trên đất Mỹ. Ảnh: KTVU

Chân dung 3 kẻ đào tẩu táo tợn.
Chân dung 3 kẻ đào tẩu, từ trái qua: Clarence Anglin, John William Anglin và Frank Lee Morris. Nhà tù Alcatraz ngừng hoạt động vào năm 1963 và trở thành điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách từ khắp nơi trên thế giới. Alcatraz là địa điểm đặt máy quay nhiều pha vượt ngục trong các bộ phim kinh điển Hollywood. Trong khi đó, vụ trốn trại táo bạo và bí ẩn của 3 tên cướp ngân hàng cũng trở thành đề tài hấp dẫn đối với nhiều đạo diễn. Ảnh: Daily Mail 

Nhà tù lớn nhất Nam Mỹ và vụ thảm sát kinh hoàng

Là trại giam lớn nhất khu vực Nam Mỹ với giai đoạn giam giữ đỉnh điểm tới 8.000 tù nhân, tên tuổi của Carandiru gắn liền với vụ nổi loạn nhà tù đẫm máu trong lịch sử Brazil.

Hải Anh

Bạn có thể quan tâm