Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Không cho phép lùi thời hạn dự án đường sắt trên cao

Phản bác những lý do của Tổng thầu Trung Quốc, Bộ trưởng Thăng yêu cầu đưa tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông vào khai thác thương mại trước 2016.

Bộ trưởng Thăng yêu cầu kỷ luật Chủ tịch Cienco 1

"Là con em các ông chắc các ông đã nhao ra rồi, vô cảm với tính mạng người dân như vậy à?", Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng bức xúc.

Đây là chỉ đạo của Bộ trưởng Đinh La Thăng tại cuộc họp kiểm điểm tiến độ Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông chiều 7/11.

“Nguyên nhân chính gây chậm tiến độ dự án không phải do mặt bằng mà do năng lực của Tổng thầu EPC quá yếu kém, thiết kế chậm, máy móc con người kém, không có biện pháp thúc đẩy tiến độ dự án, tư vấn giám sát thì lơ là”, Bộ trưởng Thăng đánh giá.

Dự án Đường sắt Hà Đông - Cát Linh được yêu cầu đẩy nhanh tiến độ
Dự án Đường sắt Hà Đông - Cát Linh được yêu cầu đẩy nhanh tiến độ

Để đảm bảo việc thi công an toàn, Bộ trưởng Thăng đề nghị thành phố Hà Nội phối hợp cùng nhà thầu, Ban Quản lý dự án… có biện pháp phân luồng, bảo vệ công trình hợp lý để tạo điều kiện cho việc thi công.

Báo cáo về tiến độ dự án, ông Nguyễn Mạnh Hùng, quyền Giám đốc Ban QLDA Đường sắt cho hay, công tác xây dựng trụ cầu đang chậm khoảng 6 tháng; đúc và lao lắp dầm chậm khoảng 5 tháng, xây dựng các nhà ga chậm từ 3-5 tháng.

Hiện, toàn tuyến đã hoàn thành 391/419 trụ cầu, đúc được 451/806 phiến dầm và lao lắp được 303 phiến dầm. Dự kiến, việc xây dựng hoàn tất vào cuối quý IV/2015, đầu năm 2016 đưa tàu vào chạy thử.

Bẫy chết người tại công trình đường sắt trên cao

Trước khi vụ tai nạn chết người xảy ra, hàng nghìn người dân qua lại mỗi ngày này không khỏi bức xúc về những hiểm họa rình rập dưới công trường dự án đường sắt trên cao Hà Nội.

Cũng theo đại diện Ban QLDA, về mặt bằng, hiện còn 19 hộ dân ở khu vực ga Cát Linh chưa di chuyển nên chưa có mặt bằng để thi công.

Đối với các hộ này, Phó chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng cho biết, TP đã chi trả bồi thường đúng chế độ, chính sách. Nếu trong tháng 11, 19 hộ này không bàn giao mặt bằng thì thành phố sẽ tổ chức cưỡng chế.

Nói về nguyên nhân chậm tiến độ, ông Trương Kiện Luân, Giám đốc Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông cho rằng, một phần do hồ sơ thiết kế chậm được phê duyệt. Theo đó, năm 2009 hợp đồng được duyệt (chậm 4-5 năm) nên đã có sự thay đổi rất nhiều, từ vật liệu vỏ tàu, thiết kế kỹ thuật đến chi phí.

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cho rằng, Tổng thầu EPC còn chưa thực sự ráo riết vào cuộc, thúc tiến độ dự án, một số hạng mục đang thi công quá chậm như cầu vượt Hà Đông, rồi chế độ thanh toán chưa minh bạch.

Chốt lại cuộc họp, Bộ trưởng Thăng yêu cầu các bên liên quan phải họp giao ban công trường thường xuyên. Tháng 10/2015 phải đưa vào chạy thử, để đến ngày 31/12/2015 đưa dự án vào khai thác thương mại tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông thay vì lùi tiến độ toàn dự án sang năm 2016 như đề nghị của tổng thầu Trung Quốc.

"Cục Quản lý xây dựng chất lượng công trình phối hợp cùng Ban QLDA đường sắt, Tổng thầu EPC lập lại tiến độ chi tiết dự án, trình Bộ GTVT phê duyệt lại. Ngoài ra, nguyên nhân hạng mục nào tăng vốn, hạng mục nào giảm giá phải được báo cáo chi tiết rõ ràng để Bộ báo cáo Chính phủ", Bộ trưởng yêu cầu.

Bó thép đã rơi trúng người đi đường như thế nào?

Lái cẩu nâng bó thép 8 thanh với tổng khối lượng 1,1 tấn cao quá mức dẫn đến va chạm. Ba thanh trong số đó rơi xuống khiến một người tử vong, hai người bị thương.

Tổng thầu EPC của toàn dự án là Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc, Tư vấn giám sát là Công ty TNHH Giám sát xây dựng (Viện Nghiên cứu thiết kế công trình đường sắt Bắc Kinh). Nhà thầu phụ là Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1 (Cienco 1), đơn vị trực tiếp thi công gây ra vụ tai nạn chết người sáng 6/11 là Xí nghiệp cầu 17 (thuộc Cienco 1).

Thiên Lam

Bạn có thể quan tâm