Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Khối ngoại 'bắt đáy' trong ngày VN-Index rơi hơn 12 điểm

Trong ngày VN-Index giảm hơn 12 điểm, các nhà đầu tư nước ngoài đã chi hơn 170 tỷ đồng mua ròng cổ phiếu, chủ yếu là các mã ngân hàng như TCB, NAB.

VN-Index thủng mốc 1.240 điểm trong phiên đầu tuần. Ảnh: Phương Lâm.

Thị trường chứng khoán Việt Nam khởi đầu tuần mới với nhịp tăng điểm nhẹ vào đầu phiên 16/9. Tuy nhiên, diễn biến này không kéo dài quá lâu khi nguồn cung bắt đầu gây áp lực trở lại còn dòng tiền nhập cuộc vẫn “mất hút”.

Chỉ số VN-Index một lần nữa bị kéo xuống dưới tham chiếu và không xuất hiện bất cứ trợ lực hồi phục nào. Thậm chí, đà dâng lên của nguồn cung vào cuối phiên còn khiến VN-Index lao dốc sâu hơn và xâm phạm các mức hỗ trợ quan trọng.

Kết phiên, VN-Index giảm 12,45 điểm (-1%) xuống 1.239,26 điểm, mức thấp nhất 1 tháng qua. Trên sàn Hà Nội, 2 chỉ số HNX-Index và UPCoM-Index cũng giảm đồng pha lần lượt 0,68% xuống 230,83 điểm và 0,41% xuống 92,57 điểm.

Giá trị giao dịch toàn thị trường có sự cải thiện so với các phiên trước đó khi vươn lên gần 15.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, thanh khoản tăng cao chủ yếu do phe bán tích cực hạ tỷ trọng danh mục.

Sắc đỏ phủ sóng bảng điện tử. Cả 3 sàn giao dịch chứng kiến tổng cộng 259 mã tăng (gồm 21 mã tăng trần), 862 mã giữ tham chiếu và 482 mã giảm (gồm 16 mã giảm sàn).

Rổ cổ phiếu vốn hóa lớn VN30 cũng đóng góp 25 mã giảm, 4 mã đứng giá và duy nhất GVR tăng điểm. Chỉ số đại diện rổ vì thế giảm 1% xuống 1.281 điểm.

chung khoan hom nay,  khoi ngoai bat day anh 1

VN-Index rơi xuống mức thấp nhất 1 tháng qua. Ảnh: TradingView.

Phiên hôm nay, áp lực điều chỉnh của VN-Index xuất phát từ hàng loạt cổ phiếu trụ như VCB (-1,1%), VHM (-2,9%), GAS (-2,3%), VIC (-2%), BID (-0,9%), FPT (-1,4%), VNM (-1,4%), MSN (-1,8%), MWG (-1,6%) hay CTG (-0,7%).

Ở chiều ngược lại, nhịp tăng điểm của GVR (+0,9%), NAB (+6,1%) hay các cổ phiếu ở nhóm vốn hóa vừa hơn như KDH (+1,1%), BMP (+2,9%), SGR (+5,6%), GEE (+1,4%), HRC (+6,5%), DPM (+0,6%), TRA (+2,2%) và VSH (+0,6%) không đủ để chống đỡ đà lao dốc của thị trường.

Trong bối cảnh nhà đầu tư bán mạnh tay các nhóm cổ phiếu, dòng tiền chỉ chảy nhỏ giọt vào một số ngành như nhựa, hóa chất với các mã như DNP (+3,4%), APH (+2,7%), AAA (+0,8%), BMP (+2,8%).

Một số cổ phiếu dược phẩm, y tế như BBT (kịch trần), VHE (kịch trần) cũng ghi nhận đà tăng đột biến.

Trong ngày VN-Index đánh rơi hơn 12 điểm, khối ngoại lại chi hơn 170 tỷ đồng mua ròng, chủ yếu tại các mã như TCB (+70 tỷ đồng), NAB (+53 tỷ đồng), FPT (+53 tỷ đồng), VHM (+23 tỷ đồng).

Ngược lại, cổ phiếu MWG bị chốt lời 54 tỷ đồng, HSG (-43 tỷ đồng), VCI (-33 tỷ đồng).

Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri Thức - Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo... Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân.

Bài liên quan

Vì sao tiền vào chứng khoán 'mất hút'?

Vì sao tiền vào chứng khoán 'mất hút'?

Tình trạng thiếu vắng thông tin hỗ trợ ngắn hạn cũng như việc chính sách vĩ mô toàn cầu sắp bước vào giai đoạn biến động khiến tâm lý nhà đầu tư thận trọng.

Chứng khoán lại quay đầu giảm

Chứng khoán lại quay đầu giảm

Sự biến mất của dòng tiền khiến thị trường thiếu động lực, tạo điều kiện cho nguồn cung kéo chỉ số quay đầu giảm sát mốc 1.250 điểm.

Minh Khánh

Bạn có thể quan tâm