Thanh khoản vẫn mất hút trong phiên giao dịch chứng khoán Việt Nam ngày 13/9. Dù cải thiện nhẹ so với hôm qua, giá trị giao dịch trên toàn thị trường vẫn dao động quanh mức thấp nhất 1 năm qua, đạt gần 12.300 tỷ đồng.
Sau phiên phục hồi đậm tính kỹ thuật trước đó, VN-Index lại quay đầu điều chỉnh và thử thách ngưỡng hỗ trợ 1.250-1.255 điểm.
Sự thiếu vắng của dòng tiền khiến chỉ số chính khó gượng dậy và tìm về tham chiếu. Tuy nhiên, việc nguồn cung không tạo nhiều áp lực phần nào giúp VN-Index không đi quá xa.
Kết phiên, VN-Index giảm 4,64 điểm (-0,37%) xuống 1.251,71 điểm. Sàn Hà Nội xuất hiện diễn biến ngược chiều với HNX-Index tăng 0,51 điểm (+0,22%) lên 232,42 điểm; còn UPCoM-Index tăng 0,23 điểm (+0,25%) lên 92,95 điểm.
Số lượng mã tăng và giảm phân hóa tương đối cân bằng. Cả 3 sàn ghi nhận 376 mã tăng (gồm 25 mã tăng trần), 869 mã giữ tham chiếu và 353 mã giảm (gồm 24 mã giảm sàn).
Tình trạng này cũng diễn ra tại rổ cổ phiếu vốn hóa lớn VN30. Với 18 mã giảm, 2 mã đứng giá và 10 mã tăng, chỉ số đại diện rổ giảm nhẹ 0,3% xuống 1.294 điểm.
Với cùng biên độ giảm 2,4%, cổ phiếu GAS và VNM dẫn đầu nhóm tác động tiêu cực đến chỉ số cùng nhiều mã trụ khác như MSN (-1,2%), BID (-0,3%), TCB (-0,5%), HPG (-0,4%), LPB (-0,8%), CTG (-0,3%), MBB (-0,4%) và BCM (-0,7%).
Trong khi đó, VCB (+0,5%) cùng FPT (+0,5%), SAB (+1,3%), VRE (+1,6%), HDB (+0,8%), SSB (+1,3%), DXG (+4,8%), PLX (+0,9%), PGV (+1,4%), NAB (+1,5%) cố gắng kìm hãm quán tính lao dốc của VN-Index.
Cổ phiếu chứng khoán là một trong những nhóm khởi sắc trong phiên hôm nay. Các mã dẫn đầu thị trường môi giới chứng khoán như SSI (+0,1%), HCM (+1,2%), FTS (+2,3%), SHS (+0,7%), MBS (+1,9%), CTS (+0,9%) đều có biên độ tăng tốt.
Tương tự, nhóm bất động sản cũng được giao dịch thuận lợi khi các mã như PDR (+1,6%), DIG (+1,4%), NLG (+2%), NVL (+1,3%), TCH (+2,3%), CEO (+1,3%) đều hồi phục mạnh.
Trong khi đó, nhóm thép với HPG (-0,4%), HSG (-1%), NKG (-0,9%) hay dầu khí với BSR (-0,4%), PVD (-1,5%), PVS (-0,7%), PVC (-0,8%) giảm đồng pha.
Khối ngoại duy trì quan điểm thận trọng với mức bán ròng 100 tỷ đồng, chủ yếu do hạ tỷ trọng VHM (-188 tỷ đồng), MWG (-124 tỷ đồng), VCI (-85 tỷ đồng).
Ngược lại, tiền ngoại chảy mạnh vào FPT (+195 tỷ đồng), STB (+83 tỷ đồng) và DXG (+52 tỷ đồng).
Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri Thức - Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo... Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân.
Vợ cố Chủ tịch DIC Corp nhận thừa kế cổ phiếu trị giá 450 tỷ đồng
Bà Lê Thị Hà Thành, vợ cố Chủ tịch DIC Corp Nguyễn Thiện Tuấn, chuẩn bị nhận thừa kế 20,8 triệu cổ phiếu DIG từ người chồng đã khuất.
Tiền vào chứng khoán 'mất hút'
Giá trị giao dịch tính riêng trên HoSE trong phiên 12/9 chỉ đạt chưa tới 10.500 tỷ đồng, qua đó thiết lập mức thấp nhất 1 năm qua.
Chứng khoán giảm 3 phiên liên tiếp
Áp lực từ phe bán khiến VN-Index tiếp tục điều chỉnh trong phiên 11/9. Tuy nhiên, dòng tiền bắt đáy đã giúp chỉ số chính thu hẹp mức độ thiệt hại vào buổi chiều.