Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Khởi công xây cầu Phong Châu trong tháng 12

Sáng 18/10, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về tình hình triển khai dự án xây dựng cầu Phong Châu mới của tỉnh Phú Thọ.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ GTVT, UBND tỉnh Phú Thọ chỉ đạo các nhà thầu phải hoàn thành thi công móng cầu trước tháng 4/2025, trước khi mùa mưa bão bắt đầu. Ảnh: VGP/Minh Khôi.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, việc đầu tư xây dựng lại cầu Phong Châu là nhiệm vụ cấp bách, phải thực hiện khẩn trương, "áp dụng cơ chế đặc thù, lựa chọn nhà đầu tư để xây dựng cầu Phong Châu nhanh nhất, bảo đảm an toàn, chất lượng".

Tại cuộc họp, lãnh đạo các bộ, ngành và tỉnh Phú Thọ đã phân tích, thảo luận phương án giao cho UBND tỉnh Phú Thọ hay Bộ GTVT làm cơ quan chủ quản đầu tư; xác định các mốc tiến độ triển khai dự án để hoàn thành trong năm 2025.

Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ Bùi Văn Quang khẳng định, mong muốn lớn nhất của địa phương là có cầu Phong Châu mới trong thời gian sớm nhất. Tỉnh đã nghiên cứu các phương án đầu tư, và nhận thấy với mốc tiến độ đặt ra, việc Bộ GTVT làm chủ đầu tư sẽ thuận lợi nhất.

Đồng tình với ý kiến này, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương cho rằng đây là dự án thực hiện theo tình huống khẩn cấp, vì vậy, khi Bộ GTVT làm chủ đầu tư sẽ rất thuận lợi trong triển khai dự án như không phải phê duyệt chủ trương đầu tư, được phép chỉ định nhà thầu khảo sát, thiết kế, thi công,... Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính cũng thống nhất sử dụng nguồn vốn dự phòng ngân sách Trung ương trong năm 2024, giải ngân theo tiến độ của dự án.

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Duy Lâm cho biết, nếu thực hiện theo trình tự thủ tục đầu tư xây dựng công trình trong tình huống khẩn cấp, dự kiến trong tháng 12/2024, Bộ sẽ hoàn thành thủ tục phê duyệt dự án đầu tư, chỉ định nhà thầu, khởi công dự án, trong đó hoàn thành công tác khảo sát, thiết kế, thi công trụ cầu trước tháng 4/2025.

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ GTV thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, việc khắc phục sự cố cầu Phong Châu đòi hỏi phải nỗ lực, quyết tâm cao nhất, tiến hành khẩn trương, kịp thời nhất.

Thời gian qua, Bộ GTVT, tỉnh Phú Thọ đã khẩn trương triển khai nghiên cứu kỹ thuật, xem xét áp dụng các cơ chế xây dựng công trình trong tình huống khẩn cấp. Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính đã xem xét các phương án bố trí vốn đầu tư.

Để việc triển khai dự án xây dựng cầu Phong Châu mới đáp ứng tiến độ kịp thời nhất, thời gian ngắn nhất, cơ chế, chính sách phù hợp nhất, tỉnh Phú Thọ, Bộ GTVT và các bộ, ngành đã thống nhất để Bộ GTVT là cơ quan chủ quản đầu tư.

Các bộ, ngành thống nhất áp dụng các cơ chế, quy định hiện hành trong tình huống xây dựng công trình khẩn cấp để hoàn thành công tác điều tra, khảo sát, thiết kế, phê duyệt quyết định đầu tư, áp dụng cơ chế đặc thù trong lựa chọn nhà thầu và khởi công dự án trong tháng 12/2024.

Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính phối hợp với Bộ GTVT thực hiện bố trí vốn cho dự án theo tiến độ triển khai.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT, UBND tỉnh Phú Thọ chỉ đạo các nhà thầu phải hoàn thành thi công móng cầu trước tháng 4/2025, trước khi mùa mưa bão bắt đầu, sau đó tiến hành các hạng mục công trình khác để hoàn thành toàn bộ dự án trong năm 2025.

Cận cảnh trục vớt xe đầu kéo trong vụ sập cầu Phong Châu Ngày 20/9, cơ quan chức năng đã trục vớt chiếc xe đầu kéo bị rơi xuống sông Hồng trong vụ sập cầu Phong Châu và phát hiện một thi thể nạn nhân trong cabin.

Khẩn cấp tháo cầu phao Phong Châu

Do nước sông Hồng qua khu vực cầu phao Phong Châu lên cao, lưu tốc nước lớn nên Lữ đoàn 249, Binh chủng Công binh, đã buộc phải tháo cầu khẩn cấp.

Xem công binh nối lại cầu phao Phong Châu

Sau gần 1 tuần tháo rời cầu phao Phong Châu (tỉnh Phú Thọ), Lữ đoàn 249, Binh chủng Công binh đã nối lại cầu phao phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân giữa 2 bờ sông Hồng.

Công binh dùng phà thay thế cầu phao Phong Châu

Trong những ngày qua, do mực nước sông Hồng lên cao và dòng chảy xiết, Lữ đoàn 249, Binh chủng Công binh đã buộc phải cắt cầu phao để đảm bảo an toàn cho người và trang thiết bị.

Thực trạng giao thông, văn hóa ứng xử của người tham gia, văn hóa quản lý, điều hành giao thông, các vấn đề liên quan tới quy hoạch và giải pháp xây dựng giao thông Việt Nam trong tương lai đều được PGS.TS. Phạm Ngọc Trung đề cập tới trong cuốn Văn hóa giao thông ở Việt Nam hiện nay.

https://baochinhphu.vn/khoi-cong-xay-cau-phong-chau-trong-thang-12-2024-102241018115841529.htm

Minh Khôi/Báo Chính phủ

(Znews đặt lại tiêu đề bài viết)

Bạn có thể quan tâm