Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Kế hoạch chế tạo vũ khí hạt nhân mới của Mỹ bị phản đối

Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ phản đối kế hoạch trị giá 100 tỷ USD để phát triển "vũ khí răn đe chiến lược phóng từ mặt đất" (GBSD). Họ cho rằng dự án có chi phí đắt đỏ vô lý.

Báo Guardian ngày 10/3 cho biết Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ (FAS) sẽ công bố một báo cáo chính thức trong tuần tới, trong đó nói rõ dự án phát triển GBSD chỉ có lợi cho giới công nghiệp quốc phòng và các tiểu bang đặt tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) - những bên vận động hành lang mạnh mẽ nhất cho dự án.

"Ngày càng có thể thấy rõ dự án này không có sự đánh giá nghiêm túc về vai trò của những vũ khí thuộc về kỷ nguyên Chiến tranh Lạnh, trong môi trường an ninh hậu Chiến tranh Lạnh', báo cáo của FAS nhận xét.

GBSD là ICBM có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân. Mỹ phát triển GBSD với mục tiêu thay thế 400 tên lửa Minuteman III, vốn ra đời từ thập niên 1970.

Theo ước tính hiện nay, chi phí cơ bản của chương trình phát triển GBSD là khoảng 100 tỷ USD. Trong khi đó, tổng chi phí sản xuất, vận hành và bảo dưỡng GBSD cho tới năm 2075 là khoảng 264 tỷ USD.

vu khi hat nhan moi cua My anh 1

Dự án phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa GBSD có thể tiêu tốn tới 264 tỷ USD. Ảnh: AFP.

Báo cáo của FAS cho rằng Không quân Mỹ cố ý định giá GBSD thấp hơn một chút so với chi phí kéo dài vòng đời của tên lửa Minuteman III.

Trong khi đó, theo một đánh giá độc lập của tổ chức tư vấn chính sách Rand Corporation, giá tiền cho mỗi tên lửa GBSD sẽ cao gấp 2-3 lần chi phí kéo dài vòng đời tên lửa Minuteman III.

Những ý kiến phản đối cho rằng Washington không cần chi quá nhiều tiền vào dự án GBSD, bởi lực lượng tàu ngầm hạt nhân và máy bay ném bom chiến lược đủ bảo đảm năng lực răn đe hạt nhân của Mỹ.

Tuy nhiên, những người ủng hộ GBSD phản đối việc phụ thuộc vào khả năng triển khai vũ khí hạt nhân từ trên biển hay trên không, xuất phát từ lo ngại nguy cơ máy bay ném bom hay tàu ngầm Mỹ bị đối phương vô hiệu hóa.

Mỹ sẽ xóa sổ tên lửa đạn đạo liên lục địa?

Tên lửa đạn đạo liên lục địa của Mỹ đứng trước nguy cơ bị loại bỏ, bởi sự hoài nghi về hiệu quả khi so sánh với tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân và máy bay ném bom chiến lược.

Mỹ sẵn sàng đàm phán với Iran để khôi phục thỏa thuận hạt nhân

Chính quyền Biden hôm 18/2 bày tỏ sẵn sàng đàm phán với Iran để đưa cả hai nước quay trở lại thỏa thuận được ký năm 2015, nhằm ngăn chặn Tehran chế tạo vũ khí hạt nhân.

Người gốc Việt ở Mỹ quyết chống lại bất bình đẳng xã hội

Cộng đồng người Mỹ gốc Việt tổ chức buổi thắp nến truyền đi thông điệp phản đối thù ghét và phân biệt chủng tộc đối với người gốc Á.

Duy Anh

Bạn có thể quan tâm