Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Iraq liên minh với Nga

Một trong những bất ngờ lớn trong việc Nga nhảy vào cuộc chiến Syria là việc Iraq tham gia một liên minh với Nga, Iran và Syria trong khi đang là đồng minh của Mỹ.

1
Máy bay Nga phá hủy nhiều kho vũ khí của IS trong chiến dịch từ ngày 13 đến 14/10. Ảnh: Sputnik

Một nhà báo thuật lại phát biểu một sĩ quan an ninh cao cấp Iraq cho rằng "Nga là một siêu cường đang đóng vai trò then chốt trong chính trường thế giới hiện nay, và điều này sẽ quyết định kết cuộc của cuộc chiến này nghiêng về phía Syria và Iraq", rồi đặt câu hỏi cho phát ngôn viên Bộ ngoại giao Mỹ John Kirby: "Quý vị có quan ngại mức độ hợp tác giữa Iraq và Nga không? Như vậy, Iraq vừa trong liên minh của Nga vừa trong liên minh của quý vị?".

Quả là một câu hỏi khó chịu, phản ánh tình hình thay đổi khó ngờ: Iraq từ chỗ là đồng minh của Mỹ kể từ sau khi chế độ Saddam bị Mỹ lật đổ, nay lại cộng tác quân sự với Nga ở ngay khu vực đó.

Câu trả lời của phát ngôn viên Kirby thoạt đầu rất ngôn ngữ "gỗ": (1) Iraq là một nước có chủ quyền, và không có vấn đề Iraq không có chủ quyền vì Mỹ hiện diện ở đó. (2) Iraq có những lợi ích và trách nhiệm với các láng giềng và cả những nước không phải là láng giềng, nên Iraq toàn quyền mở rộng quan hệ. (3) Tổ chức IS thực sự đang đe dọa Iraq. (4) Iraq từng có quan hệ quân sự, tình báo… từ trước kia với Nga, nay Iraq có muốn chia sẻ với Nga khi đang bị đe dọa trực tiếp là chuyện bình thường.

Hợp tác quân sự cũng vậy… Sau một hồi giải thích vòng vo, phát ngôn viên Kirby đưa ra câu trả lời cụ thể: "Điều chúng tôi đang làm - tôi chỉ có thể nói về điều đang làm thôi nhé - là chúng tôi tiếp tục hậu thuẫn chính phủ Iraq chừng nào mà họ còn tiếp tục chiến đấu chống lại IS".

"Tôi chỉ có thể nói về điều đang làm thôi nhé" tức trong tương lai có khác không biết chừng!

Bị nhà báo trên tiếp tục cật vấn liệu Mỹ có quan ngại trước mức độ quan hệ mới này của Iraq, cuối cùng phát ngôn viên Kirby cũng nói rõ: "Iraq cần quản lý các quan hệ của mình. Như tôi đã nói, có thể dự kiến rằng Thủ tướng Abadi mở ra với các nước láng giềng và cả những nước không là láng giềng sát bên. Syria là một láng giềng, Iran cũng vậy.

"Thông điệp của chúng tôi gửi đến tất cả các nước đang can dự hay muốn đóng một vai trò bên trong Iraq, cho dù ở sát bên hay ở đâu đó, thông điệp vẫn là: Nếu quý vị định hành động đơn phương hay đa phương, mà không phải là một liên minh, chúng tôi muốn quý vị làm sao để đừng làm bùng cháy các căng thẳng giáo phái và rồi làm cho tình hình bên trong Iraq xấu hơn đi… Tôi đã lặp đi, lặp lại nhiều lần điều này, đặc biệt là liên quan tới Iran".

Điều ông Kirby nhấn mạnh liên quan đến tình hình giáo phái Shiite nay đang ở thế thượng phong ở Iraq và đang lấn át giáo phái Sunni vốn là chỗ dựa của ông Saddam Hussein trước kia, dẫn đến xung đột giáo phái từ sau khi chế độ Saddam bị lật đổ. Từ đó dẫn đến nổ bom hàng ngày ở Iraq. Cảnh cáo của phát ngôn viên Kirby cho thấy mối lo ngại ảnh hưởng của Iran nơi chính phủ Iraq.

Chính vì thế, phát ngôn viên Kirby đưa ra một nhắn nhủ với Thủ tướng Iraq: "Tột đỉnh của vấn đề là việc Iraq có quan hệ với ai và rằng các quan hệ đó như thế nào, tùy thuộc nơi nhân dân Iraq xác định để cho Thủ tướng Abadi thi hành". Một nhắn nhủ nhắc ở yên trên "đường ray", nhân danh "nhân dân Iraq".

Việc Iraq tham gia liên minh với Nga trong cụ thể là gì? Trước tiên, là việc chia sẻ cho Nga thông tin chiến trường trong thòi gian thực, IS đang ở đây, ở kia, hầu Nga có thể chấm tọa độ phóng tên lửa trúng đích. Không có tiền sát viên quan sát ở tiền phương chấm tọa độ, tên lửa chỉ đánh vào… không khí. Liệu sau đó sẽ tới giai đoạn Nga không kích ngay trong Iraq theo yêu cầu của Thủ tướng Abadi? Đó chính là ý nghĩa của cảnh cáo "Iraq cần quản lý các quan hệ của mình". "Quản lý" là làm sao?

Trong lịch sử, từ thập niên 1980 tới nay, Iraq từng rất thân Mỹ dưới trào Tổng thống Saddam Hussein khi Iraq giao chiến với Iran sau khi nước này lật đổ quốc vương Shah và tuyên cáo Nhà nước Hồi giáo đối nghịch với Mỹ, sau đó ông Saddam lâm chiến với Mỹ trong chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, rồi thì bị xóa sổ năm 2003.

Ngoại trưởng Nga: Moscow đang giúp Iraq chống IS

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hôm 14/10 nói rằng Moscow đang giúp Iraq chống Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng với sự đồng thuận của chính phủ Baghdad.

Danh Đức

Bạn có thể quan tâm