“Không có quan chức nào của nước Cộng hòa Hồi giáo Iran nói rằng đội tuần tra hướng dẫn (tôn giáo) đã bị loại bỏ”, Al-Alam cho biết vào chiều 4/12.
Trước đó cùng ngày, Tổng công tố Iran Mohammad Jafar Montazeri cho biết Quốc hội và cơ quan tư pháp của Iran đang xem xét lại luật bắt buộc đội khăn trùm đầu (hijab) của đất nước.
“Cả Quốc hội và Bộ Tư pháp đều đang làm việc”, ông nói, cho biết thêm họ đã “có cuộc họp với ủy ban văn hóa của quốc hội” và cuộc họp sẽ có kết quả vào khoảng 2-3 tuần sau, ISNA, phương tiện truyền thông trực thuộc nhà nước, đưa tin.
Ông Montazeri nói rằng lực lượng “cảnh sát đạo đức” của Iran đã bị "xóa bỏ", nhưng Al-Alam lưu ý rằng rằng Bộ Nội vụ giám sát lực lượng này chứ không phải cơ quan tư pháp.
Khi được hỏi về cảnh sát đạo đức, ngay chính ông Montazeri cũng nói rằng “cảnh sát đạo đức không liên quan gì đến ngành tư pháp”. “Lực lượng này đã bị xóa bỏ bởi cơ quan thành lập nó. Tất nhiên, cơ quan tư pháp sẽ tiếp tục giám sát hành vi xã hội”, ông nói.
Việc đội khăn trùm đầu ở nơi công cộng hiện là điều bắt buộc đối với phụ nữ ở Iran theo luật Hồi giáo nghiêm ngặt, và “cảnh sát đạo đức” là lực lượng giám sát việc thực thi luật này.
Các luật xung quanh việc đội khăn trùm đầu - vốn có hiệu lực sau Cách mạng Hồi giáo năm 1979 - đã gây ra một phong trào biểu tình trên toàn quốc sau cái chết của Mahsa Amini, 22 tuổi, tử vong hôm 16/9 khi bị cảnh sát giam giữ vì không đội khăn trùm đầu đúng cách.
Các nhà chức trách đã tiến hành các cuộc đàn áp, dẫn đến các vụ bắt bớ, giam giữ và nhiều người thiệt mạng.
Vấn đề Trung Đông
Mục Thế giới giới thiệu cuốn sách "Châu Phi - Trung Đông: Những vấn đề chính trị và kinh tế nổi bật". Cuốn sách giới thiệu cuộc cải cách thể chế chính trị và kinh tế ở châu Phi và Trung Đông từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay. Cuốn sách bao trùm nhiều vấn đề về sắc tộc, khả năng giải quyết mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, chính sách của các nước lớn, dầu mỏ, khí đốt ở hai khu vực này,...