Người biểu tình đòi công lý cho Mahsa Amini ở Tehran. Ảnh: AP. |
“Đến nay, khoảng 82.000 người đã nhận được lệnh ân xá, bao gồm 22.000 người tham gia các cuộc biểu tình”, Bộ trưởng Ejei cho biết.
Tuy nhiên, người đứng đầu Bộ Tư pháp Iran không nêu chi tiết thời điểm lệnh ân xá được ban hành hay những đối tượng cụ thể nào được hưởng ân xá.
Hồi đầu tháng 2, nhân dịp Iran kỷ niệm 44 năm Cách mạng Hồi giáo 1979, lãnh đạo tối cao Ayatollah Ali Khamenei đã ra lệnh ân xá cho hàng chục nghìn tù nhân, bao gồm những người bị bắt trong các cuộc biểu tình chống chính phủ, theo IRNA.
Tuy nhiên, báo cáo truyền thông nhà nước cho biết lệnh ân xá này được phê duyệt kèm các điều kiện, theo Reuters.
Lệnh ân xá không áp dụng cho bất kỳ công dân nào mang hai quốc tịch bị giam giữ ở Iran. IRNA cho biết những người bị buộc tội “mục nát” - cáo buộc chống lại một số người biểu tình - cũng không được ân xá.
Thời gian qua, quốc gia Trung Đông này phải đối mặt với hàng loạt cuộc biểu tình sau cái chết của cô gái Mahsa Amini trong lúc bị cảnh sát giam giữ hồi tháng 9/2022. Amini bị cảnh sát cáo buộc đội khăn trùm đầu không phù hợp.
Giới chức Iran cũng đã có những động thái mạnh tay để đối phó. Hơn 20.000 người đã bị bắt vì liên quan đến các cuộc biểu tình. Chính quyền Iran cáo buộc kẻ thù nước ngoài đã kích động những cuộc biểu tình này.
Vấn đề Trung Đông
Mục Thế giới giới thiệu cuốn sách "Châu Phi - Trung Đông: Những vấn đề chính trị và kinh tế nổi bật". Cuốn sách giới thiệu cuộc cải cách thể chế chính trị và kinh tế ở châu Phi và Trung Đông từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay. Cuốn sách bao trùm nhiều vấn đề về sắc tộc, khả năng giải quyết mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, chính sách của các nước lớn, dầu mỏ, khí đốt ở hai khu vực này,...