Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Indonesia yêu cầu Apple, Google chặn Temu

Động thái mạnh mẽ của chính phủ Indonesia nhằm bảo vệ các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước trước sự cạnh tranh không lành mạnh từ hàng hóa giá rẻ của Temu tràn vào thị trường.

Động thái trên nhằm ngăn chặn hàng giá rẻ Trung Quốc tràn vào thị trường Indonesia. Ảnh: Xuân Sang.

Ngày 11/10, Indonesia đã yêu cầu Alphabet (công ty quản lý Google) và Apple chặn ứng dụng thương mại điện tử Temu của Trung Quốc trên các cửa hàng ứng dụng tại nước này, theo Reuters.

Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông của Indonesia, Budi Arie Setiadi, cho biết động thái này nhằm bảo vệ các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước, trước "làn sóng" sản phẩm giá siêu rẻ của Temu thuộc PDD Holdings.

Song thực tế, đến hiện tại, Indonesia vẫn chưa ghi nhận bất kỳ giao dịch nào của người dân trên nền tảng này.

Nhận định về mô hình kinh doanh của Temu, Bộ trưởng Budi cho rằng việc nền tảng này cho phép người tiêu dùng kết nối trực tiếp với các nhà máy ở Trung Quốc để giảm mạnh giá thành là một dạng "cạnh tranh không lành mạnh".

"Chúng tôi không bảo vệ ngành thương mại điện tử, mà đang bảo vệ các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Có hàng triệu doanh nghiệp tại Indonesia cần được bảo vệ ngay lúc này", ông nhấn mạnh trong chia sẻ với Reuters.

Ngoài ra, ông khẳng định chính phủ cũng sẽ chặn bất kỳ khoản đầu tư nào từ Temu vào thương mại điện tử trong nước nếu điều đó xảy ra. Trước đó, hôm 8/10, nền tảng thương mại điện tử nội địa Bukalapak.com của Indonesia đã phủ nhận tin đồn về kế hoạch thâu tóm của Temu.

Vị bộ trưởng cũng thông báo rằng chính phủ đang lên kế hoạch yêu cầu lệnh cấm tương tự đối với dịch vụ mua sắm Shein của Trung Quốc.

Hiện Temu, Shein, Apple và Google vẫn chưa có phản hồi trước các yêu cầu bình luận của Reuters. Đáng chú ý, ứng dụng Temu vẫn có thể được tải xuống từ các cửa hàng ứng dụng tại Indonesia.

Năm ngoái, Indonesia đã buộc nền tảng mạng xã hội TikTok thuộc sở hữu của ByteDance phải ngừng dịch vụ thương mại điện tử để bảo vệ các tiểu thương và dữ liệu người dùng.

Vài tháng sau, TikTok mua phần lớn cổ phần của đơn vị thương mại điện tử thuộc tập đoàn công nghệ Indonesia GoTo để duy trì hoạt động tại thị trường thương mại điện tử lớn nhất Đông Nam Á.

Theo báo cáo của Google, Temasek Holdings và Bain&Co, ngành thương mại điện tử Indonesia dự kiến mở rộng quy mô lên khoảng 160 tỷ USD vào năm 2030, từ mức 62 tỷ USD năm 2023.

EU muốn Temu 'mạnh tay' với hàng bất hợp pháp

Ủy ban châu Âu (EC) vừa yêu cầu Temu cung cấp thông tin về các biện pháp ngăn chặn bán hàng bất hợp pháp trên nền tảng theo Đạo luật Dịch vụ Kỹ thuật số (DSA).

Hàng Trung Quốc qua 1688, Temu đến Việt Nam có đáng lo?

Trong giai đoạn đầu, tác động của các sàn TMĐT Trung Quốc bán xuyên biên giới chưa nhiều, nhưng sẽ ảnh hưởng mạnh đến toàn ngành trong 1-2 năm nữa.

Temu âm thầm tiến vào Việt Nam, có thể thâu tóm 1 sàn TMĐT

Ứng dụng thương mại điện tử Temu đã cho phép người dùng Việt Nam mua hàng từ Trung Quốc thông qua các đơn vị vận chuyển là Ninja Van và Best Express.

Tri Thức - Znews giới thiệu độc giả Tủ sách kiến thức kinh tế với đa dạng cuốn sách, câu chuyện trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế. Là nguồn tư liệu cho những người quan tâm và muốn nâng cao kiến thức trong lĩnh vực kinh tế. Những cuốn sách, câu chuyện trong Tủ sách không chỉ đơn thuần là những tác phẩm của tri thức mà còn chứa đựng bí quyết, kinh nghiệm quý báu từ các tác giả, nhà quản lý có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong ngành.

Đọc sách không chỉ giúp người đọc tiếp cận những kiến thức mới mà còn giúp mở rộng tầm nhìn và phát triển bản thân. Tủ sách kiến thức kinh tế mong muốn lan tỏa tri thức trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời phát triển văn hóa đọc cho người Việt.

Cẩm Tú

Bạn có thể quan tâm