Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

G20 Indonesia

IMF: Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng gần 6% năm 2023

Theo các chuyên gia tại IMF, tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2023 dự kiến đạt 5,8%, đứng thứ 2 khu vực cùng với Campuchia và chỉ xếp sau Philippines.

Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế khu vực Châu Á - Thái Bình Dương mới công bố ngày 13/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm nay sẽ đạt 5,8% - đứng thứ 2 khu vực cùng với Campuchia và chỉ xếp sau Philippines với dự báo tăng trưởng 6%.

Dự báo cho năm 2024, cơ quan này cho rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ phát triển với tốc độ nhanh nhất Đông Nam Á ở mức 6,9%.

Về lạm phát, IMF cho rằng lạm phát năm 2023 và 2024 của Việt Nam vẫn giữ được ổn định và không tăng quá cao, lần lượt ở mức 5% và 3%.

Dự báo tăng trưởng GDP các nước khu vực ASEAN năm 2023-2024

Nhãn Philippines Việt Nam Campuchia Indonesia Malaysia Lào Thái Lan Myanmar Singapore
2023 % 6 5.8 5.8 5 4.5 4 3.4 2.6 1.5
2024
5.8 6.9 6.2 5.1 4.5 4 3.6 2.6 2.1

2028: GDP bình quân đạt 7.000 USD/năm

Theo báo cáo của IMF, GDP bình quân đầu người của Việt Nam vào năm 2028 sẽ đạt khoảng 7.000 USD/năm, thuộc nhóm các quốc gia có mức thu nhập trung bình.

Với tốc độ tăng trưởng cao thuộc top đầu thế giới, khả năng thoát khỏi "bẫy thu nhập trung bình" (middle income trap) của Việt Nam vẫn rộng mở. GDP của Việt Nam vào năm 2028 sẽ tương đương với những gì Trung Quốc đạt được vào năm 2013 khi chưa tính đến lạm phát.

Nếu xét theo sức mua, GDP PPP đầu người của Việt Nam vào năm này sẽ chạm mốc 21.210 USD/người - gần tương đương với những nền kinh tế trong nhóm G20 như Indonesia hay Brazil (21.320 USD/năm và 21.350 USD/năm). Con số này cũng tương đương 2/3 sức mua trung bình của mỗi người dân Trung Quốc.

Dự kiến đến năm 2028, GDP bình quân đầu người của Việt Nam sẽ đứng thứ 4 trong số 9 nền kinh tế đang phát triển tại ASEAN, xếp sau Malaysia, Thái Lan và Indonesia.

Lúc này, kinh tế Malaysia dự báo dẫn đầu với mức GDP bình quân khoảng 18.000 USD/người/năm, theo sau là Thái Lan với 10.900 USD/người/năm và Indonesia là hơn 7.000 USD/người/năm.

Nợ công thấp nhất khu vực

Cũng theo dự báo của IMF, nợ công của Việt Nam vào năm 2028 sẽ chỉ còn khoảng 31,3%GDP - giảm mạnh từ mức đỉnh 47,5% của năm 2016.

Đặc biệt, trong năm 2023, dự báo nợ công của nước ta sẽ ở mức thấp nhất trong số các nền kinh tế ASEAN với 36,3%.

Tính đến 2028, tỷ lệ nợ công trong nước có thể chạm mức thấp nhất 2 thập kỷ gần đây, trong khi Mỹ và Trung Quốc đang đẩy khối nợ toàn cầu lên mức cao mới. Theo các chuyên gia tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế, nợ công của Mỹ và Trung Quốc có khả năng tăng trưởng nhanh đến mức sẽ đẩy nợ công toàn cầu về lại đỉnh của thời kỳ đại dịch.

Dự báo nợ công một số nước ASEAN năm 2028

NhãnSingaporeLàoMalaysiaMyanmarPhilippinesCampuchiaThái LanIndonesiaViệt Nam

%GDP 136.8104.176.872.359.257.841.637.331.3

Trở lại khu vực ASEAN, nợ công của Việt Nam năm 2028 dự báo tiếp tục thấp nhất khu vực, sau đó là Indonesia với 37,3%GDP và Thái Lan với 41,6%GDP.

Trong khi đó, Singapore và Lào là hai nền kinh tế dự báo nợ công cao nhất vào năm 2028, lần lượt khoảng 136,8%GDP và 104,1%GDP.

Bất động sản Việt Nam được săn đón nhất nhì khu vực

Việt Nam được dự báo là một trong những nền kinh tế tăng trưởng tốt nhất Đông Nam Á năm nay. Do đó, bất động sản nhà ở, công nghiệp, văn phòng và bán lẻ càng gia tăng sức hút.

Sau Việt Nam, Apple đàm phán để sản xuất MacBook tại Thái Lan

Apple đang đàm phán với các nhà cung cấp để sản xuất MacBook tại Thái Lan khi tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất bên ngoài Trung Quốc.

Làm thế nào để phát triển nguồn nhân lực cơ khí cho Việt Nam?

Để phát triển nguồn nhân lực cơ khí không chỉ cần đến sự đầu tư bài bản, trình độ giáo viên, điều kiện thực hành, mà còn cả việc thu hút được sự quan tâm của xã hội.

Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.

G20 Indonesia

Hằng Nga

Bạn có thể quan tâm